Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tiếng Anh bậc THCS

Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất qua các “bài giảng điện tử”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên. Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề (nếu thấy còn vướng mắc trong việc dạy và học).

Việc ứng dụng CNTT trong đó có sử bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh, những trò chơi sinh động, những phần mềm, kho ứng dụng là những giản pháp rất cần thiết nhất là đối với môn tiếng Anh đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh mà thầy và trò phải tham gia học trực tuyến(online). Song nếu giáo viên không có sự chọn lọc phù hợp trong việc sử dụng tranh ảnh, âm thanh, kênh hình phần mềm hỗ trợ vv... để minh họa cho tiết học sẽ rất dễ gây phản tác dụng hoặc có thể dẫn đến việc mất tập trung vào nội dung bài giảng. Vì vây, qua hơn 20 năm công tác và may mắn được tiếp cận sớm với CNTT tôi mạnh dạn trao đổi với đồng chí, đồng nghiệp kinh nghiệm công tác với tiêu đề “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH BẬC THCS

docx 25 trang Phương Chi 30/03/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tiếng Anh bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tiếng Anh bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn tiếng Anh bậc THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong thời đại của các cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT), cách mạng xã hội và cánh mạng 4.0. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục – đào tạo, công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Hơn thế nữa, do tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trong hai năm qua nên giáo viên và học sinh phần lớn thời gian không thể đến trường dẫn đến việc học trực tuyến là biện pháp duy nhất để duy trì việc dạy-học và CNTT lại là chìa khóa cho giải pháp đó.
Như vậy, CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH (PPDH) và thời đại 4.0, nó đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
Học mọi nơi (any where)
Học mọi lúc (any time)
Học suốt đời (life long)
Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau (any level)
Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.
Đối với môn Tiếng Anh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của quá trình dạy và học. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất qua các “bài giảng điện tử”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên. Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề (nếu thấy còn vướng mắc trong việc dạy và học).
Việc ứng dụng CNTT trong đó có sử bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh, những trò chơi sinh động, những phần mềm, kho ứng dụng là những giản pháp rất cần thiết nhất là đối với môn tiếng Anh đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh mà thầy và trò phải tham gia học trực tuyến(online). Song nếu giáo viên không có sự chọn lọc phù hợp trong việc sử dụng tranh ảnh, âm thanh, kênh hình phần mềm hỗ trợ vv... để minh họa cho tiết học sẽ rất dễ gây phản tác dụng hoặc có thể dẫn đến việc mất tập trung vào nội dung bài giảng. Vì vây, qua hơn 20 năm công tác và may mắn được tiếp cận sớm với CNTT tôi mạnh dạn trao đổi với đồng chí, đồng nghiệp kinh nghiệm công tác với tiêu đề “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH BẬC THCS” 
Để thực hiện đề tài tôi tiến hành dạy thử nghiệm trên hai tiết học tại lớp 8A và khảo sát kết quả học sinh tiếp thu kiến thức thông qua làm bài kiểm tra 10 phút . Kết quả thử nghiệm như sau: 
Lớp 8A không ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Tổng
 số
SL
Giỏi
TL
%
SL
Khá
TL
%
SL
Tbình
TL
%
SL
Yếu
TL
%
SL
Kém
TL
%
43
3
7,0
13
30,2
21
48,8
6
14,0
0
0
Lớp 8A có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Tổng
 số
SL
Giỏi
TL
%
SL
Khá
TL
%
SL
Tbình
TL
%
SL
Yếu
TL
%
SL
Kém
TL
%
43
6
14,0
18
41,9
17
39,5
2
4,6
0
0
	So sánh kết quả của hai tiết học tại cùng một lớp ta thấy rõ sự khác biệt của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Học sinh hứng thú hơn trong học tập và tiếp thu kiến thức trên lớp nhanh hơn, giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, có nhiều điều kiện và hình thức để khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn. 
	Sau đó tôi tiến hành khảo sát đồng loạt các lớp để có các số liệu so sánh sự hiệu quả của đề tài từ trước khi thực hiện đến lúc kết thúc đế tài:
Do xuất phát từ thực tế việc dạy của thầy và việc học tiếng Anh của trò trong nhà trường THCS và thời gian hạn chế nên đề tài này tôi chỉ nghiên cứu giới hạn ở khối 6, 8 và đồng thời tiến hành khảo sát các lớp còn lại.
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài: 
Lớp
Số 
lượng
SL
Giỏi
TL
%
SL
Khá
TL
%
SL
Tbình
TL
%
SL
Yếu
TL
%
SL
Kém
TL
%
6A2
28
01
0
3
10,7
13
46,4
12
42,9
0
0
8A
43
4
9,3
14
32,5
17
39,5
8
18,6
0
0
8B
44
0
0
4
9,0
26
59,1
14
31,9
0
0

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tôi viết đề tài này với mục đích để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy tiếng Anh, tạo sự hứng thú và yêu thích môn học đặc biệt là trong tình hình vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến.
III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Thời gian thực hiện đề tài: 	
	Năm học 2021-2022 
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 6A2, 8A, 8B
3. Phạm vi thực hiện đề tài: 	
Trường THCS
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
	 Để thực hiện các biện pháp của mình một cách hiệu quả, tôi đã kết hợp sử dụng các biện pháp sau đây:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: khai thác thông tin khoa học về phương pháp giảng dạy có hiệu quả qua sách, tài liệu có liên quan  đặc biệt qua các khoá học bồi dưỡng thường xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào, phòng GD&ĐT Tạo tổ chức.
2. Phương pháp quan sát: Trực tiếp thực hiện giờ dạy ở các lớp được phân công đảm nhiệm, kết hợp so sánh với các lớp không trực tiếp giảng dạy qua các tiết dự giờ, thăm lớp.
3. Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trao đổi với học sinh trong lớp, ngoài lớp để tìm hiểu thông tin.
4. Phương pháp nghiên cứu phân tích: Thông qua kết quả kiểm tra nói ở các bài kiểm tra và cả quá trình làm việc đôi – nhóm của học sinh trong các hoạt động trên lớp.
5. Phương pháp thống kê: Thông qua kết quả kiểm tra miệng và khả năng hợp tác trong quá trình thực hành nói.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ngoài việc nâng cao hiệu quả giờ dạy tiếng Anh, tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy làm hạn chế sức ì, ngại thay đổi trong một số giáo viên đồng thời góp phần giảm áp lực cho giáo viên và học sinh trong tình hình vừa học trực tiếp vừa học trực tuyến đặc biệt là đáp ứng được mong mỏi của phụ huynh học sinh và yêu cầu trong việc dạy và học tiếng Anh theo CT phổ thông mới 2018.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc, cũng như trong toàn thành phố, các trường trong huyện đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong đó có các trường THCS và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bộ môn Tiếng Anh – mặc dù là một bộ môn có đặc trưng riêng, phong phú về nội dung, thiết thực và luôn cập nhật với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, nội dung kiến thức ở một số bài trong chương trình mang tính trừu tượng cao, nhưng giáo viên trong tổ chúng tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ việc vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm, dự án vv......, cho đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT.
II. THỰC TRẠNG KHI NGHIÊN CỨU
Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công giảng dạy các lớp 6A2, 8A,B; và 9A, C tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với các em học sinh của các khối và được biết các em thích học nhưng học Tiếng Anh song Tiếng Anh còn khó vì khó nhớ từ vựng, ngữ pháp, khó phát âm.... . Đó là vấn đề chung của nhiều người học ngoại ngữ chứ không phải riêng các em học sinh THCS, trong đó có học sinh THCS Vân Nam. Đây cũng là điều trăn trở của tôi nhất là chương trình lớp trên càng ngày càng mới, kiến thức càng rộng và nội dung càng khó đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, luôn có sự đổi mới và kết hợp linh hoạt các biện pháp, các kĩ năng, các phương pháp giảng dạy và các thiết bị đồ dùng dạy học để đem lại hiệu quả cao nhất.
Căn cứ Quyết định số 3952/QĐ-UBND ngày 16/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non; Công văn số 3060/SGD&ĐT- GDPT ngày 31/ 8/ 2021của Sở GDĐT Hà Nội về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp trung học cơ sở; Công văn số 430 / PGD&ĐT ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Phòng GDĐT Phúc Thọ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021– 2022 cấp trung học cơ sở; Kế hoạch số 25/ KH- THCSVN ngày 09/09/2021 của nhà trường về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021– 2022.
Căn cứ kế hoạch số 01/KHHĐTCM ngày 10/9/2021 của tổ Khoa học Xã hội, đặc biệt là nhóm tiếng Anh về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022
	Qua điều tra thực tế tại trường, tôi nhận thấy nhiều học sinh không hứng thú đặc biệt có một số học sinh còn sợ học tiếng Anh. Những nguyên nhân dẫn đến đó là: do Tiếng Anh là một môn học khó và không có môi trường học tập, còn có một số học sinh nhận thức chậm, lười học, không chú ý trong giờ học nên bị rỗng kiến thức, nhiều học sinh không có phương pháp học tập khoa học, thiếu thốn về điều kiện học tập như: băng, đĩa, đài, tài liệu, sách tham khảo vv....
III. NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 
1. Xác định nội dung, bài giảng và phương tiện, đồ dùng thiết bị sử dụng để tiến hành dạy thử nghiệm
- Khai thác thông tin tranh ảnh từ mạng internet.
- Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí, ...
- Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ, ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
- Tự sưu tầm, thiết kế các hình ảnh, âm thanh, video phục vụ cho bải giảng.
2. Giảng thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
IV. SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG VÀ NỘI DUNG MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
1. PHẦN MỀM AUDACITY
1.1. Phần mềm audacity là gì?
Audacity là là một ứng dụng dùng để biên tập và ghi âm đa năng cho nhiều hệ điều hành khác nhau (Windows, MacOS, Linux) và được phát triển dưới dạng mã nguồn mở. Audacity có thể ghi lại những âm thanh bắt được thông qua micro, nhập, kết hợp với chỉnh sửa các file âm thanh và xuất file ghi của bạn theo nhiều file định dạng khác nhau.
1.2. Chức năng và điểm nổi bật của audacity
Audacity đi kèm với các chức năng ghi âm và chỉnh sửa chuyên nghiệp. Có thể tạo ra các bản ghi trực tiếp và cắt các bản nhạc và kết quả được lưu với nhiều dịnh dạng khác nhau mà trong định dạng âm thanh hỗ trợ. Ngoài ra, Audacity còn có hộp công cụ âm thanh với nhiều hiệu ứng về âm thanh, phân tích tần số và cân bằng
Audacity có thể ghi âm lời nói hoặc bản nhạc, pha trộn âm thanh lại với nhau, thêm hiệu ứng và chỉnh sửa bài hát, cùng với khả năng khử tạp âm để mang lại âm thanh tốt hơn.
Các bản ghi âm chỉnh sửa dễ dàng với các thao tác như Cắt/Ghép/Sao chép/Xóa. Audacity có chức năng Undo/Redo để quay trở lại các công việc mà bạn không vừa ý. Phần mềm kiểm soát nhiều thiết bị đầu vào, đầu ra, suốt quá trình ghi âm, hỗ trợ thu âm và điều chỉnh âm lượng trước.
1.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Audacity.
Để thực hiện ghi âm từ phần mềm Audacity bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nhấn nút Record như hình trên.
Chọn biểu tượng Record trên thanh công cụ
hoặc từ menu Transport -> chọn Recording và Record (thay thế bằng phím tắt R).
Trên thanh Menu Transport > Recording > Record
Bước 2: Sau khi bạn đã ghi âm xong Click vào Stop trên thanh công cụ để dừng.
Nhấn Stop trên thanh công cụ
Bước 3: Sau khi ghi âm bạn có thể nghe lại đoạn âm thanh đó bằng nút Play.
Chọn Play trên thanh công cụ để nghe lại đoạn âm thanh
Hoặc nút Pause để tạm dừng.
Chọn Pause trên thanh công cụ
Bước 4: Sau khi bạn đã xong và muốn xuất file, chọn File -> Export.
Xuất file ghi âm
Bước 5: Bạn sẽ nhập tên file vào ô File Name khi cửa sổ của Audacity hiện ra và chọn định dạng âm thanh phù hợp mà bạn muốn (MP3, AC3, WAV).
Thay đổi tên ở File name và chọn định dạng cho bản ghi âm
Audacity là một phần mềm hỗ trợ cho việc ghi âm lại bản nhạc, giọng nói của bạn, đồng thời hỗ trợ chỉnh sửa âm thanh, biên tập và xuất các file đã ghi âm miễn phí dành cho laptop và máy tính. Là phần mềm được ưu chuộng đối với người dụng vì giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
Ví dụ 1-2: (Xem phần minh họa)
2. ỨNG DỤNG GOOGLE DRIVE
2.1. Google drive là gì?
Nói một cách đơn giản nhất thì Google Drive là một ứng dụng vô cùng thuận tiện để chúng ta lưu trữ – đồng bộ dữ liệu, chia sẻ file, chia sẻ hình ảnh, soạn thảo văn bản hoăc trình chiếuGoogle Drive với mô tả là: Keep everything. Share anything – nghĩa là Quản lý tất cả mọi thứ. Chia sẻ bất cứ thứ gì. Với những tính năng tuyệt vời của Google Drive, người dùng có thể tải lên những dữ liệu quan trọng của mình và có thể download hay sử dụng những dữ liệu này trên máy tính hay điện thoại có kết nốt Internet ở bất kỳ nơi đâu. Điều này sẽ cực kỳ hữu ích nếu như máy tính hay ổ cứng của bạn không may bị hỏng thì các dữ liệu quan trọng của bạn sẽ không hề biến mất mà vẫn nằm nguyên trên Google Drive. Có thể nói Google Drive chính là nơi an toàn và tiện lợi để bạn lưu trữ dữ liệu quan trọng.
2.2. Cách sử dụng Google drive?
2.2.1. Cách tải lên tệp: 
Đầu tiên bạn truy cập vào trang web drive.google.com > Đăng nhập vào tài khoản google > Chọn mới > Chọn file và tải lên tệp.
2.2.2. Cách chia sẻ file hoặc thư mục đã tải lên trên Drive: 
Bạn click chuột phải vào file > Chọn Nhận liên kết có thể được chia sẻ để sao chép link chia sẻ đến mọi người.
2.2.3. Gửi liên kết đến tệp thay vì gửi tệp đính kèm
Có một biểu tượng Drive nhỏ ở dưới cửa sổ soạn thư của Gmail. Nó cho phép bạn đính kèm tệp bạn đã lưu trữ trong Drive hoặc chỉ cần gửi một liên kết. Với các file định dạng Google Drive như Docs, Sheets hay Slides thì tùy chọn duy nhất là gửi link dẫn đến file đó. Còn với các định dạng khác như PDF, tài liệu Word hay hình ảnh, bạn có thể gửi chúng dưới dạng tệp đính kèm hoặc link đều được.
2.2.4. Xóa định dạng nhanh chóng
Bạn sẽ có một vài tùy chọn để xóa định dạng cho văn bản mà bạn dán vào trang Docs trên Google Drive. Bạn chọn cả văn bản, sau đó chọn Normal Text ở thanh công cụ trên cùng. Hoặc bạn chọn Format -> Clear Formatting. Còn nếu bạn chỉ Ctrl-Shift-V như thông thường thì văn bản sẽ được giữ nguyên định dạng.
2.2.5. Sao lưu điện thoại
Bạn muốn sao lưu dữ liệu quan trọng của điện thoại vào Drive? Bạn chỉ cần chọn trên Google Drive của điện thoại : Settings -> Backup và chọn phần bạn muốn sao lưu – danh bạ, sự kiện hoặc ảnh, video. Chỉ cần chọn Start Backup và mấ

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_gia.docx