Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Mầm Non
* Cách thiết kế giáo án điện tử
Khi đã lựa chọn được đề tài phù hợp thì tôi nghỉ ngay đến cách thiết kế, sắp xếp trình tự giáo án sao cho phù hợp và dể sử dụng.Thường tôi theo một hệ thông sau:
+ Tên đề tài: ( tên đề tài, lứa tuổi, người dạy, lớp)
+ Kết quả mong đợi của đề tài
+ Chuẩn bị ( các hình ảnh, âm thanh có liên quan, kịch bản của các slide có rất nhiều cách để thiết kế bài giảng qua các phần mềm Window Movie Maker, Power Point,Diretor.,Photoshop, Converter, Lesson Editor/Violet...
- Với phần mềm Window Movie Maker, phần mềm này đã có sắn trong chương trình Window chỉ cần nhấp chuột vào Start/Program/ Window Movie Maker , Biểu tượng là một cuộn phim. Phàn mềm này cho phép các chúng ta soạn thảo giáo án như những đoạn phim, ta có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chử viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sinh động.
VD: Nếu muốn ghi âm gịong kể chuyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi, hoặc có thể sao ra đỉa VCD để dạy trên Tivi một cách đơn giản không phải nhờ đến Converter
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Mầm Non

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam ta đang ngày càng phát triển và hoà nhập cùng các nước trên thế giới. nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang ngày càng vươn cao. Sự phát triển như vũ bảo của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển đó đòi hỏi con người Việt Nam cũng ngày càng phải thật sự đa năng, năng động, có khả năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Bởi vậy việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cuộc sống là rất cần thiết. Việc đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng công nghệ thông tin( CNTT) là quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QĐ-TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác và đào tạo. Năm học 2008- 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai cuộc vận động " Năm học ứng dụng CNTT trong giảng dạy" ở tất cả các cấp từ đại học đến bậc học mầm non. Hưởng ứng cuộc vận động đó ngành giáo dục mầm non đã đưa ứng dụng CNTT vào trong giáo dục và nó đã mở ra những hướng đi mới trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong trường mầm non. vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được hiệu quả của giờ dạy, ở các tiết học sử dụng CNTT luôn có tính sinh động và thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động cao. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải mất thời gian tìm kiếm những hình ảnh, các biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài học thì nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim , chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái " nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vào hoạt động. Như vậy, có thể nói rằng đây là một biện pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục:" Lấy trẻ làm trung tâm " và cũng qua đây người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, thời đại của CNTT. Tuy nhiên, đây là một việc làm khá mới mẽ đối với giáo viên mầm non, nên không thể tránh khỏi những bở ngỡ, những mặt còn hạn chế trong việc đưa ứng dụng CNTT vào trong dạy học mầm non. Chính vì lẽ đó mà tôi đã luôn suy nghĩ, trăn trở và tìm ra các biện pháp để nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn đề tài ,sắp xếp, thiết kế giáo án điện tử, sáng tác các trò chơi điện tử,.. sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày và kích thích được trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách nhẹ nhàng thoải mái .Qua thời gian thực hiện đạt kết quả cao nên hôm nay tôi đã lựa chọn đề tài: " Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non" với mong muốn đưa ra những biện pháp, hình thức mới lạ cùng trao đổi với đồng nghiệp nhằm đưa chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non ngày càng có hiệu quả hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hiện nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức, một xã hội của công nghệ thông tin. Máy vi tính và những kỷ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trử, truyền tải thông tin và tri thức. Với các phương tiện hiện đại như: máy vi tính được nối mạng intrenet, máy chụp hình, đầu video, loa, đài, tivi, đàn...đã đưa trẻ đến với một thế giới bao la về kiến thức sinh động. Qua đó trẻ được phát triển một cách toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ...CNTT đã thực sự lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Tuy nhiên lòng yêu thích, say mê hứng thú của các cháu còn ở các mức độ khác nhau tuỳ theo lứu tuổi, điều kiện gia đình, điều kiện nhà trường và phụ thuộc rất lớn vào vai trò của cô giáo dạy trẻ. Nếu như chúng ta tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tiếp cận với CNTT ngay từ lứa tuổi mầm non thì sẽ là tiền đề cho trẻ tự tin khi bước vào trường tiểu hoc, phổ thông sau này. Và nếu ta làm tốt công tác ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non có nghĩa là ta đã tạo ra một biến đổi về chất t rong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục màm non, tạo ra được môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây các trường mầm non đã rất quan tâm và chú trọng đến việc đưa ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Hầu như các trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị như: đầu video, tivi, đàn, đài, máy tính, máy đa năng, màn hình chiếu, nối mạng internet, đầu tư phòng học Kismats... tổ chức cho CBGV trong nhà trường tham gia các lớp học vi tính, mở các lớp chuyên đề nâng cao, phát động các phong trào thi đua như: soạn bài bằng máy tính, thiết kế giáo án bằng điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học..... Qua đó thấy rằng đội ngũ giáo viên rất sôi nổi tham gia hưởng ứng, bởi họ nhận thức được rằng việc đưa ứng dụng CNTT vào trong giáo dục mầm non không chỉ tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mà còn đem lại hiệu quả rất cao khi tổ chức cho trẻ hoạt động, trẻ rất thích thú khi được tiếp cận với CNTT .Tuy nhiên, đây là một việc làm khá mới mẽ đối với giáo viên mầm non, nên chưa có sự thống nhất về mặt hình thức. Một số giáo viên khi sử dụng chưa biết lựa chọn đề tài một cách hợp lý cho một giáo án điện tử. Mặt khác chưa biết sắp xếp hệ thống một giáo án điện tử sao cho phù hợp và dễ sử dụng và còn hạn chế trong việc giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động nên dẫn đến kết quả đem lại chưa cao. Qua khảo sát thực tế ban đầu tại trường chúng tôi có bảng kết quả sau: Nội dung sáng tạo Hợp lý Chưa hợp lý Cách lựa chọn đề tài 5% 65% 30% Cách thiết kế 11% 74% 15% Cách sắp xếp 6% 69% 25% Cách tổ chức 8% 70% 22% Đảm bảo được sự hứng thú tích cực hoạt động của trẻ 18% 75% 7% Từ thực tế đó tôi đã đưa các biện pháp để áp dụng và trao đổi cùng đồng nghiệp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả. trong quá trình thực hiện gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi Trường chúng tôi là một trường trọng điểm cấp Tỉnh, trường lớp khang trang được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy Trường là nơi đầu tiên trong toàn tỉnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong nhà trường. được sự quan tâm của các cấp ngành, nhà trường đầu tư một phòng máy vi tính cho trẻ hoạt động, có giáo viên chuyên môn dạy vi tính, mỗi lớp được trang bị một máy vi tính, có máy tính sách tay và 2 bộ máy chiếu đa năng.Vì vậy đa số trẻ ở trường tôi có điều kiện được tiếp cận với CNTT Trẻ ở trường chúng tôi đa số là con em cán bộ viên chức ở thành phố, nên ở nhà họ cũng có điều kiện cho con em tiếp cận với CNTT Đội ngũ GV trong nhà trường có 98% biết sử dụng máy vi tính và soạn bài bằng máy vi tính, thiết kế giáo án điện tử Bản thân được giao nhiệm vụ phụ trách và chỉ đạo về chuyên môn nên thường xuyên nghiên cứu tài liệu, học tập nâng cao, thăm lớp dự giờ các tiết dạy của đồng nghiệp có sử dụng CNTT thông qua thao giảng kiến tập, sinh hoạt liên trường, thi giáo viên giỏi các cấp...được tham dự các lớp chuyên đề ..nên tôi đúc rút được một số kinh nghiệm b. Khó khăn - Việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học ở giáo dục mầm non còn ở giai đoạn đầu nên còn hạn chế trong lựa chọn đề tài, cách sắp xếp trình bày một giáo án điện tử dẫn đến ôm đồm, hay có những kiến thức đưa ra yêu cầu với trẻ quá khó, hay quá dễ dẫn đến chưa phát huy được tính tư duy của trẻ - Tuy máy tính điện tử mang lại lợi ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng nó lại có mặt trái của nó là đôi lúc bị mất điện trong quá trình tiến hành bài dạy hay máy bị treo, bị virut... dẫn đến quá trình dạy bị gián đoạn làm người giáo viên khó có thể chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo ý muốn - Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích công nghệ mạng máy tính và mạng Internet chưa được các giáo viên khai thác một cách triệt để và có chiều sâu 3. Những biện pháp thực hiện * Lựa chọn đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng phù hợp: Như chúng ta đã biết không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể đưa ứng dụng CNTT vào trong bài giảng. Tuỳ vào từng đề tài, mục tiêu để phát triển cho trẻ mà ta có thể lựa chọn những phương tiện để truyền tải đến trẻ một cách phù hợp. với tôi khi lựa chọn đề tài để thiết kế cho bài giảng có ứng dụng CNTT tôi thường đưa ra các tiêu chí sau: - Chọn những đề tài mang mục đích cung cấp kiến thức cho trẻ như: + Nhận ra sự thay đổi của sự vật hiện tượng, nhận biết các hiện tượng trong thiên nhiên như các đề tài: tìm hiểu ban ngày, ban đêm. Tìm hiểu về thời tiết nắng mưa, VD: Hoạt động 1: tôi cho trẻ quan sát và trò chuyện tìm hiểu ban ngày và ban đêm người ta làm gì? Hoạt động 2: Cho trẻ biết vì sao lại có ngày và đêm Hoạt động 3: Cho trẻ chơi các trò chơi như đưa các hoạt động về đúng thời điểm của nó như ban đêm thì người ta nằm ngủ, ban ngày làm việc... + Tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ: Tìm hiểu về động vật, thực vật, nghề nghiệp, các phương tiện giao thông VD: Cho trẻ làm quên với một số phương tiện giao thông Hoạt động 1: Tôi cho trẻ xem đoạn băng về các loại phương tiện giao thông đang hoạt động, có tiếng động cơ.. Hoạt động 2: Tôi cho trẻ trò chuyện về đặc điểm, công dụng của từng loại phương tiện đó Hoạt động 3: Cho trẻ chơi phân nhóm...... - Chọn đề tài mà hoạt động của nó chủ yếu là các bài tập trò chơi để nhằm kích thích hứng thú và ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ như: đề tài LQVT, LQCC, MTXQ, Ôn... VD: Đề tài cho trẻ làm quen chử cái a,ă,â - Chủ điểm bản thân ( trẻ 5-6 tuổi) * Hoạt động 1: Tôi cho trẻ quan sát trên màn hình chiếu đọc từ "cái tai" và tìm hai chử cái giống nhau trong từ Sau đó lần lượt cho chử cái (a, a, A) xuất hiện bay ra và giới thiệu với trẻ ( Với các chử khác củng vậy) Đến phần củng cô kiến thức tôi đã thiết kế trên máy tính cho trẻ chơi các trò chơi như: trẻ lên nghép các nét thành chữ cái vừa học - Chọn đề tài cần có nhiều âm thanh đi kèm hình ảnh cho trẻ trực quan sinh động - Chọn đề tài mà yêu cầu cần cung cấp cho trẻ các hình ảnh thật, sống đông : VD: Như đề tài cho trẻ nhận biết gấu voi( trẻ nhà trẻ) tôi đã truy cập hình ảnh gấu voi trên mạng để thiết kế cùng với tiếng kêu, tiếng vận động của con vật để nhằm cung cấp cho trẻ những hình ảnh, âm thanh thật nhất cho trẻ tìm hiểu. - Chọn những đề tài mang tính thời sự cập nhật như: qua mùa mưa lũ, hạn hạn, hay các lể hội, những sự kiện quan trọng tại địa phương gần gủi với trẻ VD: Qua trận lũ lớn tôi đã quay băng và chiếu cho trẻ xem và trò chuyện cùng trẻ về những thiệt hại do trận lủ gây ra và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của mọi người dành cho người dân nơi bị thiệt hại - Chọn đề tài phát triển tư duy, phân tích so sánh như: chia nhóm, so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 sự vật, tạo nhóm..... VD: Với tiết cho trẻ tạo nhóm trong phạm vi 6. tôi thiết kế trên màn hình 2 cây và 6 quả. trẻ lên chia số quả cho 2 cây và chọn số tương ứng - Hạn chế những đề tài khó tìm tư liệu, hình ảnh phim nhạc - Không chọn các hoạt động mang tính chất minh hoạ hình ảnh mà không mang tính tích hợp các hoạt động khác, không phát huy được tính tư duy sáng tạo ở trẻ Với các tiêu chí tôi thường đưa ra khi lựa chọn và thiết kế giáo án điện tử đó đã giúp tôi lựa chọn các đề tài để thiết kế đưa vào bài giảng một cách thành công đảm bảo thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực và khai thác tối đa hiệu ứng trên màn hình. * Cách thiết kế giáo án điện tử Khi đã lựa chọn được đề tài phù hợp thì tôi nghỉ ngay đến cách thiết kế, sắp xếp trình tự giáo án sao cho phù hợp và dể sử dụng.Thường tôi theo một hệ thông sau: + Tên đề tài: ( tên đề tài, lứa tuổi, người dạy, lớp) + Kết quả mong đợi của đề tài + Chuẩn bị ( các hình ảnh, âm thanh có liên quan, kịch bản của các slide có rất nhiều cách để thiết kế bài giảng qua các phần mềm Window Movie Maker, Power Point,Diretor.,Photoshop, Converter, Lesson Editor/Violet... -Với phần mềm Window Movie Maker, phần mềm này đã có sắn trong chương trình Window chỉ cần nhấp chuột vào Start/Program/ Window Movie Maker , Biểu tượng là một cuộn phim. Phàn mềm này cho phép các chúng ta soạn thảo giáo án như những đoạn phim, ta có thể đưa tranh ảnh, video, âm thanh, chử viết vào bài giảng của mình và làm hiệu ứng cho chúng thật sinh động. VD: Nếu muốn ghi âm gịong kể chuyện ngọt ngào của mình để lồng vào đoạn phim chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm theo chỉ dẫn mà thôi, hoặc có thể sao ra đỉa VCD để dạy trên Tivi một cách đơn giản không phải nhờ đến Converter. - Với phần mềm Power Point là phần mềm mà tôi thường sử dụng nhất khi thiết kế giáo án điện tử. Bởi với phần mềm này người giáo viên có thể chuẩn bị cho mình một giáo án khá hoàn chỉnh trước khi tổ chức hoạt động cho trẻ chơi và học. Power Point có thể chuẩn bị phần hình ảnh trung thực minh hoạ cho bài học, hoặc các âm thanh hình ảnh đi kèm. Ngoài ra nó còn làm cho bài học thêm sinh động và tăng sự hứng thú cho trẻ bởi các hình ảnh động. VD: Để thiết kế giáo án kể chuyện cho trẻ nghe câu chuyện " Đôi bạn tốt" câu chuyện này không có tranh minh hoạ, trước hết tôi phải vẽ tranh minh hoạ và để cho khi chiếu lên màn hình các hình ảnh, nhân vật trong chuyện chuyển động Cách thiết kế như sau: Khởi động Microshoft Power Point vào Start/Programs/ Microshoft Power Point để đưa hình ảnh đã phác hoạ vào tệp tin đầu tiên. Sau đó chèn ảnh đã phác hoạ vào Slide bằng cách kích Insert - Picture - From file xuất hiện hộp thoại Insert Picture - Trong Look In chọn thư mục cần chèn - Chọn tranh cần chèn - Kích Insert hoặc entro. Muốn thay đổi kích cở của tranh: Kích chuột vào tranh xuất hiện 8 vị trí định vị - đưa con chuột đến một trong các định vị đó- Xuất hiện mủi tên 2 chiều khi đó giữ và di chuột theo ý muốn + Thêm chữ vào đối tượng: Kích chuột phải vào đối tượng- Ađ text + Đặt mầu nền cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng để xuất hiện 8 vị trí định vị - kích chuột vào biểu tượng Fill color chọn màu ưa thích + Đặt mầu cho đường kẻ: Kích chuột vào đối tượng để xuất hiện 8 vị trí định vị - kích chuột vào biểu tượng line color chọn màu ưa thích + Đặt mầu chử cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng hoặc bôi đen phần chử trong đối tượng cần thay đổi mầu chử- Kích chuột vào biểu tượng Fond color- chọn mầu ưa thích + Thay đổi kiểu đường kẻ cho đối tượng: Kích chuột vào đối tượng - Kích vào biểu tượng Line Style + Đặt hiệu ứng cho các đối tượng: Kích chuột vào đối tượng
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_gia.docx