Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4
Trong chương trình tiểu học, lịch sử và địa lí là hai phần của môn Lịch sử và Địa lí. Vì vậy nó có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự liên môn của môn Lịch sử và Địa lí càng yêu cầu học sinh phải tiếp thu lượng kiến thức song hành.
Phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí 4 cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam. Đồng thời môn học giúp cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người thuộc phạm vi đất nước Việt Nam. Như vậy, học sinh phải học hỏi tìm hiểu môi trường xung quanh, thiên nhiên, văn hóa,… Từ đó, các em biết tự hào, tôn kính cội nguồn dân tộc để hình thành nhân cách con người toàn diện.
Phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí 4 yêu cầu học sinh phải nắm được sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Sự cần thiết học sinh phải tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau.
Môn Lịch sử và Địa lí 4 có lượngkiến thức dồi dào, các em phải chủ động tiếp nhận kiến thức về các chủ đề trên với nhiều hình thức khác nhau. Những chủ đề này rất thiết thực và gần gũi, liên quan đến cuộc sống của các em. Vì thế các em cần phải tiếp nhận một cách hiệu quả.
Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài việc phối hợp các phương pháp thì việc áp dụng Công nghệ thông tin trong thiết kế giáo án điện tử sẽ tạo những giờ học có hứng thú với học sinh. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí lớp 4”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4

MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 2 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3 - ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4 NỘI DUNG 5 – VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 5 - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 Thuận lợi 5 Khó khăn 6 MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 7 Lựa chọn bài phù hợp 7 Tránh lạm dụng hiệu ứng trình chiếu 7 Chọn hình nền đơn giản 8 Nên chọn slide trống sau slide kết của các hoạt động 8 Lựa chọn thông tin hữu ích 9 Không lạm dụng bài giảng điện tử 9 QUI TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 10 ỨNG DỤNG CNTT TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 13 Lịch sử 4 13 Địa lí 4 20 * Bài giảng E – Learning 24 KẾT QUẢ 25 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 26 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong giai đoạn ngày càng phát triển của xã hội hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại kết hợp với những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ được những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và từng ngành học, cấp học, môn học nói riêng. Việc dạy học cần phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển cho trẻ một con người toàn diện, có tố chất năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề,có khả năng đáp ứng yêu cầu của dòng tri thức không ngừng gia tăng trong xã hội hiện nay. Do vậy, việc tích lũy phương pháp và hình thức dạy học đạt hiệu quả cao chính là việc làm cần thiết và thường xuyên của mỗi giáo viên. Và công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên – học sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố có vai trò trung gian trong quá trình dạy học đó chính là phương tiện dạy học. Xét trên phương diện nào đó thì phương tiện dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên có vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả. Trước đây, công việc chuẩn bị cho một tiết dạy của giáo viên rất phức tạp, ngoài việc soạn giáo án, giáo viên còn phải chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ cho bài học và đặc biệt việc thao tác với các đồ dùng trực quan cùng với việc tổ chức các hoạt động cho học sinh mất rất nhiều thời gian. Dạy học với giáo án điện tử giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, trong thao tác sử dụng những loại đồ dùng trực quan truyền thống hay hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập, giới thiệu tài liệu tham khảo... Thay vào đó, giáo viên có điều kiện tốt để tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận, phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú trong học tập. Mặt khác trong một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng và sinh động. Trong chương trình tiểu học, lịch sử và địa lí là hai phần của môn Lịch sử và Địa lí. Vì vậy nó có mối quan hệ khăng khít với nhau. Sự liên môn của môn Lịch sử và Địa lí càng yêu cầu học sinh phải tiếp thu lượng kiến thức song hành. Phần Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí 4 cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam. Đồng thời môn học giúp cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ và hiện tại của xã hội loài người thuộc phạm vi đất nước Việt Nam. Như vậy, học sinh phải học hỏi tìm hiểu môi trường xung quanh, thiên nhiên, văn hóa, Từ đó, các em biết tự hào, tôn kính cội nguồn dân tộc để hình thành nhân cách con người toàn diện. Phần Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí 4 yêu cầu học sinh phải nắm được sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam. Sự cần thiết học sinh phải tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau. Môn Lịch sử và Địa lí 4 có lượng kiến thức dồi dào, các em phải chủ động tiếp nhận kiến thức về các chủ đề trên với nhiều hình thức khác nhau. Những chủ đề này rất thiết thực và gần gũi, liên quan đến cuộc sống của các em. Vì thế các em cần phải tiếp nhận một cách hiệu quả. Để việc dạy học có hiệu quả, ngoài việc phối hợp các phương pháp thì việc áp dụng Công nghệ thông tin trong thiết kế giáo án điện tử sẽ tạo những giờ học có hứng thú với học sinh. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí lớp 4”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử nói chung và thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí 4 nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí 4, đồng thời tạo ra những giờ học hứng thú đối với học sinh. Ngoài ra tôi muốn giúp cho những giáo viên còn hạn chế trong việc thiết kế bài giảng điện tử có thể tự mình thiết kế những bài giảng chất lượng, phục vụ cho việc giảng dạy. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4. Việc thiết kế bài giảng điện tử nói chung và bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí 4 nói riêng. Học sinh lớp 4. Quá trình dạy học Lịch sử và Địa lí 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM Đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí 4 có ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. Đồng thời giúp cho học sinh tiếp thu thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và nhớ lâu hơn. Dạy thực nghiệm học sinh lớp 4 trường tiểu học Lý Thường Kiệt – quận Long Biên – Hà Nội PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV môn Lịch sử và Địa lí 4; Các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử. Dự giờ đồng nghiệp. Phương pháp điều tra, quan sát: Giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, tình hình thực tế của lớp và trường. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khoảng thời gian 3 năm từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2011 – 2012. Từ đó rút kinh nghiệm cho những năm sau. . NỘI DUNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY - HỌC Truyền thông đa phương tiện (multimedia communication) là một khái niệm mới được xuất hiện trong những năm gần đây. Có thể hiểu Truyền thông đa phương tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh hay sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình). Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kĩ thuật máy tính của Mỹ năm 1993 (tạm dịch): “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy, 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên tới 80% nếu họ thấy và nghe các sự vật, hiện tượng một cách đồng thời”. Trên cơ sở số liệu này, chúng ta có thể thấy việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí 4 với những phương tiện truyền thống như phấn trắng bảng đen, lời của thầy và một số phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và rất chóng quên. Ngược lại, nếu học sinh được quan sát, tiếp cận với phương tiện dạy học mang tính động như một đoạn phim, bản đồ, lược đồ (được thiết kế logic các hiệu ứng theo các sự kiện),thì chắc chắn các tiết học môn Lịch sử, Địa lí sẽ gây hứng thú tích cực cho học sinh, giúp các em tiếp thu thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và nhớ lâu hơn. Có người đã nói: “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”. Giảng dạy bằng giáo án điện tử hiện nay được nhiều nhà trường áp dụng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Điều lớn nhất mà truyền thông đa phương tiện đem lại trong các bài giảng điện tử là lượng kiến thức lớn, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến học sinh. Không những tạo ra những tiết học lôi cuốn với học sinh mà còn hạn chế việc giáo viên cháy giáo án (nhất là các tiết học môn Lịch sử, địa lí) vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Như đã nói ở phần đầu, trong các tiết học thông thường (không sử dụng bài giảng điện tử), giáo viên mất rất nhiều thời gian treo tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tổ chức các hoạt động cho học sinh thì trong các tiết học có sử dụng bài giảng điện tử thì chuyện đó chỉ diễn ra trong “nháy mắt”, chỉ sau một cái “click” chuột. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Thuận lợi Về điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ các đồ dùng trực quan như lược đồ, bản đồ, tranh ảnh minh họa, Ngoài ra, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa vật thể, máy projecter, ti vi màn hình lớn,giúp cho giáo viên có cơ hội tiếp cận được xu hướng hiện đại và áp dụng vào giảng dạy. Phần lớn giáo viên trong nhà trường được đào tạo trên chuẩn. Một số giáo viên cốt cán về lĩnh vực công nghệ thông tin thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng giáo dục tổ chức. Sau đó về phổ biến, hướng dẫn giáo viên trong trường nên giáo viên luôn được cập nhật, tiếp cận với các phần mềm, ứng dụng mới phục vụ việc dạy và học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy. Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm tới việc học tập của con em, thường xuyên phối hợp với giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Đối với học sinh lớp 4 – đây là lứa tuổi thích khám phá những điều mới lạ về cuộc sống xung quanh các em. Các em vô cùng hứng thú khi tiếp cận với những cái mới, đặc biệt về khoa học, tự nhiên, xã hội, những kiến thức được mở rộng thêm từ chính những bài học trong sách của các em. Khó khăn Các phương tiện trực quan phục vụ dạy học dù tương đối đầy đủ nhưng với môn Lịch sử và Địa lí 4 hiện nay còn rất hạn chế. Ngoài một số bản đồ, lược đồ phục vụ môn học thì có thêm một số tranh ảnh minh họa. Và số lượng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh đó chưa đủ cho các bài dạy, chưa kể đến các đoạn phim tài liệu để tái hiện kiến thức lịch sử cũng chưa có. So với định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các thiết bị hiện đại như máy chiếu đa vật thể, máy projecter số lượng còn quá ít nên hạn chế việc giáo viên sử dụng để ứng dụng công nghệ thông tin cho bài giảng của mình. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thực sự coi trọng việc học của con em, chưa phối hợp với giáo viên trong việc rèn học sinh ở nhà, cũng như giúp các em sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho bài học. Trong nhiều năm dạy học lớp 4, tôi nhận thấy trong những tiết học môn Lịch sử, Địa lí, các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Khi giáo viên kiểm tra bài cũ, có nhiều em không nhớ nổi mốc thời gian của sự kiện vừa học bài trước hay chỉ nắm được một vài ý chính (chưa đầy đủ) trong các sự kiện đã học. Chính vì thế, một số em còn cảm thấy sợ học môn học này vì phải ghi nhớ lượng kiến thức tương đối lớn. Không phải giáo viên nào cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế giáo án điện tử, đặc biệt là môn Lịch sử và Địa lí. Một trong những lí do đầu tiên đó là trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế (đặc biệt là giáo viên lớn tuổi) nên rất ngại thao tác với máy móc. Thứ hai, việc tìm kiếm tư liệu của môn Lịch sử, Địa lí không phải dễ dàng và không phải tư liệu nào cũng có thể áp dụng vào bài học một cách triệt để. MỘT SÓ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng điện tử nói chung, để bài giảng được thiết kế đạt kết quả tốt nhất, tôi nhận thấy cần lưu ý một số điểm như sau: Lựa chọn bài phù hợp Trong các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Lịch sử & Địa lí 4 nói riêng, không phải bài nào trong chương trình học cũng có thể thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ xem có nên sử dụng công nghệ thông tin trong bài học đó không. Vì khi đã lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng cần phát huy tối đa hiệu quả của truyền thông đa phương tiện và phải đảm bảo mục tiêu của bài học. Việc lựa chọn bài giảng hợp lí để ứng dụng công nghệ thông tin quyết định rất lớn đến thành công của tiết dạy. Ví dụ: Bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc không nên ứng dụng công nghệ thông tin vì nội dung bài yêu cầu học sinh cần nắm được là: + Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. + Kể lại một số chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. + Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc. Nếu ứng dụng công nghệ thông tin trong bài này thì chỉ cần đưa ra bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh giành độc lập dân tộc hay hình ảnh một số cuộc khởi nghĩa. Như vậy, công nghệ thông tin chỉ mang tính chất đưa ra hình ảnh minh họa và thay nội dung phiếu thảo luận, không được khai thác một cách triệt để những ứng dụng khác của công nghệ. Đồng thời với cách khai thác hình ảnh như vậy cũng không khai thác hết và không đi sâu vào trọng tâm của bài học. Chọn hình nền đơn giản Cùng với các hiệu ứng, giáo viên nên chọn hình nền đơn giản và phù hợp bài dạy để thể hiện đúng nội dung. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi thường chọn nền cho slide là một màu đen, xanh đậm tương ứng với phông chữ màu sáng (trắng, vàng nhạt) hoặc nền sáng màu ứng với phông chữ màu đen, xanh. Tránh chọn màu nền cầu kì, nhiều màu sắc, không nên sử dụng hình ảnh động, hoa lá, vì sẽ không thể hiện rõ nội dung, làm cho học sinh khó đọc và bị phân tán bởi những hình ảnh phụ. Ví dụ: Bài Thủ đô Hà Nội Giáo viên có thể đưa ra tư liệu là hình ảnh, đoạn phim về Hà Nội cổ. Đó có thể là những hình ảnh, đoạn phim đen trắng. Và nếu giáo viên để hình nền với sắc màu rực rỡ, nhiều hình ảnh động xung quanh tư liệu đen trắng sẽ gây mất tập trung, học sinh không chú ý tới nội dung cần xem, mà chỉ chú ý những hình ảnh nhiều màu sắc hay những hình ảnh động xung quanh. Nên chọn slide trống sau slide kết của các hoạt động chính trong bài dạy Trong một bài giảng nói chung và môn Lịch sử & Địa lí 4 nói riêng, thông thường sẽ có khoảng 2 – 3 hoạt động học tập. Kết thúc mỗi hoạt động của học sinh, giáo viên thường có lời chốt lại kiến thức hoặc chuyển ý sang hoạt động tiếp theo. Nếu lúc này trên màn hình vẫn còn hiển thị hình ảnh của hoạt động trước sẽ làm cho học sinh bị phân tán, không tập trung vào lời giảng của giáo viên. Vì thế, tôi thường thiết kế thêm một slide trống (slide màu đen) để khi chốt kiến thức hoặc chuyển ý, giáo viên sẽ chuyển sang slide trống này, lúc này màn hình như một màn chiếu bình thường và các em sẽ tập trung vào lời giảng của giáo viên hơn. Khai thác triệt để thông tin, hình ảnh lựa chọn Ngày nay, mạng Internet có rất nhi
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_thi.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Đ.pdf
Bìa.pdf