Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng Lớp 3

III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Những yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử.

Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là giúp người học đạt được mức độ nhận thức vấn đề cao nhất có thể, trong đó tích cực chủ động của người học có vai trò quan trọng. Nhằm mục đích này, bài giảng phải có sức hấp dẫn, lôi cuốn người học chủ động khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của người thầy.

Giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực vì bài giảng điện tử giúp người thầy giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú hơn., bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học. Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.

...

doc 18 trang Phương Chi 25/04/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng Lớp 3
	ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH
HỌC THUỘC LÒNG LỚP 3
—&–
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Trong những năm gần đây, việc sử dụng bài giảng điện tử là một hình thức được sử dụng phổ biến nhất trong việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Bài giảng điện tử có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình tùy theo trình độ tin học của người viết, hoặc được thiết kế trên các phần mềm trình diễn như Frontpage, Publisher, Flash, PowerPoint,Thực tế cho thấy, việc thiết kế bài giảng điện tử dựa trên phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint là quen thuộc, gần gũi, đơn giản, tiện lợi, phổ biến và thao tác đơn giản, dễ sử dụng hơn cả. 
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng đối với bậc tiểu học nói chung và đối với lớp 3 nói riêng. Học Tiếng Việt không những học sinh được tiếp thu  về các kĩ năng  đọc, viết, hiểu  biết  về văn hoá xã hội, hiểu biết về môi trường và cuộc sống xung quanh các em mà Tiếng Việt  còn là một công cụ  thiết yếu nhất giúp cho các em có nền tảng để học các môn còn lại. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ  vào trong việc giảng dạy các môn học là việc làm rất  cần thiết. Đối với môn Tiếng Việt, việc sử dụng công nghệ thông tin đã thực sự cải tiến được phương pháp dạy học, nâng cao chất  lượng lĩnh hội tri thức của người học. Nhận thức rõ điều đó nên tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào trong từng phân môn cụ thể  của môn Tiếng Việt  một cách tích cực  và đem lại những hiệu quả thiết thực. Sau một thời gian thực nghiệm ở một số lớp, tôi nhận thấy có hiệu quả và đặc biệt đạt kết quả cao hơn cả chính là phần hướng dẫn học luyện học thuộc lòng trong tiết tập đọc. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: 
 “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng lớp 3”.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
Qua nhiều lần dự giờ các tiết dạy Tập đọc- Học thuộc lòng không sử dụng giáo án điện tử, hiệu quả hướng dẫn học sinh học thuộc lòng ngay tại lớp còn thấp. Đối với các tiết sử dụng giáo án điện tử, hiệu quả có nâng cao hơn.
Cụ thể khảo sát 2 tiết dạy của 2 lớp 3A và 3B cùng chung một bài Tập đọc- Học thuộc lòng : Về quê ngoại ( Lớp 3 - Tuần 16 )
Tiết thứ nhất ( 3B): Giáo viên không sử dụng giáo án điện tử, giáo viên rèn học thuộc lòng cho học sinh bằng phương pháp xóa dần. Tôi nhận thấy tiết học ít gây hứng thú cho học sinh, hình thức đơn điệu, trùng lặp tiết này sang tiết nọ đều như nhau, quá nhàm chán dẫn đến kết quả thuộc bài ngay tại lớp của học sinh chưa cao.
Tiết thứ 2 ( 3A): Giáo viên dạy giáo án điện tử. Trong phần hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng giáo viên sử dụng các hiệu ứng cho biến mất từ. Ở tiết học này, học sinh có hứng thú tham gia vào tiết học tuy nhiên kết quả vẫn chưa cao:
Theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng các em học thuộc được 5 câu thơ lục bát trong bài, kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Lớp
Số học sinh
Không thuộc câu nào
Thuộc 1
câu thơ
Thuộc 2
câu thơ
Thuộc 3 câu thơ
Thuộc 4
câu thơ
Thuộc 5
câu thơ
3B
35
2
5.7 %
8
22.9 %
10
28.5 %
8
22.9 %
5
14.3 %
2
5.7 %
3A
35
1
2.9 %
5
14.3 %
8
22.9 %
10
28.5 %
7
20.0 %
4
11.4 %

Qua đây, chúng ta thấy mặc dù đã áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhưng nếu chưa khai thác tốt các phương tiện trong công nghệ thông tin thì kết quả đạt được vẫn chưa cao. Vậy làm cách nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả của giáo án điện tử, để làm rõ vấn đề này, tôi xin trình bày các biện pháp giải quyết cụ thể trong phạm vi bài viết hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng khi sử dụng giáo án điện tử.
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Những yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử.
Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là giúp người học đạt được mức độ nhận thức vấn đề cao nhất có thể, trong đó tích cực chủ động của người học có vai trò quan trọng. Nhằm mục đích này, bài giảng phải có sức hấp dẫn, lôi cuốn người học chủ động khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của người thầy.
Giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực vì bài giảng điện tử giúp người thầy giảm nhẹ việc thuyết giảng, có điều kiện tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú hơn., bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học. Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thơi gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
Đối với môn Tập đọc cần có nhiều tranh ảnh để giải nghĩa từ, minh họa nội dung bài. Những hình ảnh này ta có thể lấy trên mạng Internet, chụp lại trên sách , báo Cách giải nghĩa từ, giảng nội dung bài có kết hợp hình ảnh minh họa sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài và cảm thụ bài đọc tốt hơn . Điều quan trọng hơn, trong tiết tập đọc có bước luyện học thuộc lòng, thay vì dùng phương pháp xóa bảng thì giáo viên sử dụng hình thức che từ, cụm từ bằng tranh ảnh; tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi như : Đoán ý- đọc thơ , Lật hình nền đọc thơ, Ong tìm mật. Hình ảnh đẹp, sinh động sẽ giúp các em hứng thú tham gia vào tiết học, các em học thuộc bài tại lớp nhanh hơn
 	Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn. Bởi vậy khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
1.Trước khi bắt tay vào soạn bài giảng điện tử, người soạn phải nắm rõ mục tiêu bài giảng, làm sao phải vừa đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý của bài học. 
2. Ngoài nội dung, còn phải lưu ý đến hình thức, màu sắc, kiểu chữ, bố cục phù hợp, các hiệu ứng hợp lý để cho bài giảng thực sự sống động, cuốn hút được người học. 
3. Để thiết kế một bài giảng điện tử hợp lý và khoa học thì số lượng slide cũng là điều nên quan tâm, nếu số lượng slide nhiều hơn mức cần thiết, tốc độ lật nhanh gây cho học sinh cảm giác không kịp tiếp thu, trong khi chỉ cần ít slide với những nội dung và hình ảnh thật cô đọng thì sẽ giúp người học tiếp thu và nắm được bài hơn. Trong quá trình soạn giảng nên sử dụng phông chữ phổ biến, đơn giản, rõ ràng, “ chân phương” không nên chọn các phông chữ quá cầu kỳ, hoa lá, bay bướm. Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ.
4. Ngoài số lượng slide, phông chữ, cỡ chữ thì việc phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng / tối, độ đậm / nhạt, độ tương phản khiến cho các slide không đạt tới độ hài hòa cần thiết và có thể gây ức chế tâm lý cho người học. Cần chọn phong chữ ( font color) phù hợp với màu nền ( fill color) của các slide.
2.Kĩ thuật thiết kế giáo án điện tử một số bài giảng môn tập đọc lớp 3 phần hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng .
	Trong các tiết dạy giáo án điện tử môn tập đọc, phần lớn giáo viên lo ngại nhất chính là bước hướng dẫn học sinh học thuộc lòng. Làm sao cho học sinh hứng thú tham gia vào tiết học để từ đó đem lại kết quả cao trong việc thuộc và nhớ bài ngay tại lớp cho học sinh. Trong đề tài này tôi chỉ dừng lại ở việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn học sinh lớp 3 luyện học thuộc lòng. Sau đây là một kĩ thuật thiết kế: 
a. Kĩ thuật thiết kế hướng dẫn học sinh luyện học thuộc lòng: 
	Ví dụ 1: Bài Tập đọc- Học thuộc lòng : Về quê ngoại ( Lớp 3 - Tuần 16 ) như sau:
	Tôi tạo một slide mới ghi sẵn bài tập đọc cần luyện thuộc lòng, yêu cầu 1-2 học sinh đọc toàn bài, cả lớp đồng thanh một lần.
	 Slide tiếp theo ghi sẵn bài tập đọc cần luyện thuộc lòng, tôi chụp hình trong sách giáo khoa và cắt nhỏ từng mảnh để che dần từng cụm từ trong bài. Các hình được cắt nhỏ tôi đều chọn hiệu ứng Entrance – Blinds( hình từ trong hiện ra), hiệu ứng từng hình lần lượt xuất hiện sẽ che lấp các từ, cụm từ trong bài.
Che đến khi nào hết bài thơ thì sẽ thành bức tranh minh họa như sau :
Ví dụ 2: Bài Tập đọc- Học thuộc lòng : Tiếng ru ( Lớp 3 - Tuần 8 ) 
Tôi tạo một slide trắng không có mẫu thiết kế nền, tôi chụp hình minh họa trong sách làm hình nền, tiếp theo chọn mẫu trình bày nội dung Text layout để ghi sẵn bài tập đọc cần luyện thuộc lòng, yêu cầu 1-2 học sinh đọc toàn bài, cả lớp đồng thanh một lần.
Ở bài “ Về quê ngoại” tôi sử dụng hình ảnh là tranh minh họa trong sách giáo khoa, còn ở bài “ Tiếng ru “ tôi tìm một số tranh có nội dung như các từ và cụm từ có trong bài, những từ, cụm từ nào không tìm được tranh tôi sử dụng màu để che.
Cuối cùng tôi tạo một slide khác chiếu hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa và cho các em đọc thuộc bài thơ.
	b. Kĩ thuật thiết kế cho học sinh đọc thuộc lòng:
	Nếu chúng ta tổ chức lớp học gây được sự hứng thú học tập của các em, tạo được không khí thi đua với nhau sẽ giúp các em nhớ bài lâu hơn, bên cạnh đó giúp cho các em chưa thuộc được bài sẽ còn có cơ hội học tiếp bài.
	Ví dụ 1: Bài Tập đọc- Học thuộc lòng : Về quê ngoại ( Lớp 3 - Tuần 16 ) như sau:
	Tôi tổ chức cho học sinh chơi trò : Đoán ý- Đọc thơ. Sử dụng các bông hồng để làm hình nền, từ các bông hồng tôi chọn hiệu ứng Triggers để tạo sự ràng buộc cho việc thực hiên hiệu ứng trình chiếu. trong đó chọn Start effect on click of: hiệu ứng được bắt đầu xảy ra khi bấm Mouse vào đối tương được chọn. Ở đây học sinh sẽ nêu số của bông hồng mình chọn, giáo viên bấm Mouse vào hình bông hồng tương ứng thì bông hồng sẽ biến mất xuất hiện câu hỏi yêu cầu học sinh phải giải quyết, lần lượt như thế cho đến hết. 
Các câu hỏi sau khi lật hình như sau:
Ví dụ 2: Bài Tập đọc- Học thuộc lòng : Tiếng ru ( Lớp 3 - Tuần 8 )
 Tổ chức cho học sinh chơi trò lật hình nền đọc thơ có nội dung như trong bức tranh. Giáo viên cũng chọn hiệu ứng ngẫu nhiên như ở bài trên. Thay vì lật hình nền xuất hiện câu hỏi thì bài này tôi chọn hình thúc lật hình nền sẽ xuất hiện một bức tranh và yêu cầu học sinh đọc khổ thơ trong bài Tiếng ru chứa một số nội dung phù hợp với tranh.
Học sinh chọn ngẫu nhiên một ô mình thích và bấm Mouse vào hình, hình nền sẽ biến mất và lần lượt xuất hiện những bức tranh sau:
	Bức tranh 1: Học sinh đọc khổ thơ 1
	Bức tranh 2: Học sinh đọc khổ thơ 2
	Bức tranh 3: Học sinh đọc cả ba khổ thơ
	Bức tranh 4: Học sinh đọc cả ba khổ thơ 
	Bức tranh 5: Học sinh đọc khổ thơ 1
	Bức tranh 6: Học sinh đọc khổ thơ 2
	Bức tranh 7: Học sinh đọc khổ thơ 2
	Bức tranh 8: Học sinh đọc khổ thơ 3
	Bức tranh 9: Học sinh đọc khổ thơ 3
Ví dụ 3: Ngoài các hình thức trên, tôi xin trình bày thêm một trò chơi nữa mà tôi thường hay áp dụng và nhận thấy học sinh rất vui và hứng thú tham gia - trò chơi : “ Ong tìm mật”
	Tôi tạo một Slide có sẵn hình các con ong và các bông hoa trong một vườn hoa( như trong hình). Từ các con ong tôi chọn hiệu ứng Motion Paths và gắn Triggers để tạo sự ràng buộc cho việc thực hiên hiệu ứng trình chiếu. trong đó chọn Start effect on click of: hiệu ứng được bắt đầu xảy ra khi bấm Mouse vào đối tương được chọn. Ở đây học sinh lên máy trực tiếp bấm Mouse vào con ong mình chọn, lập tức con ong đó sẽ bay đến một bông hoa, học sinh giải quyết yêu cầu có trên bông hoa đó. Với hình thức này các em rất thích vì hình ảnh của con ong bay lượn để tìm bông hoa hút mật rất đẹp và sinh động. 
	Lần lượt như thế cho hết trò chơi. Cuối cùng các con ong đã tìm được các bông hoa để hút mật như sau:
Ở hình thức này, giáo viên có thể áp dụng cho tất cả các bài học thuộc lòng. Tùy theo từng bài giáo viên có thể thay đổi nội dung , yêu cầu ghi trên mỗi bông hoa cho phù hợp.
	Qua phần trình bày một số kĩ thuật thiết kế các nội dung cho phần hướng dẫn rèn học thuộc lòng cho học sinh tại lớp, tôi cũng cần lưu ý thêm:
	1/ Trong quá trình lên lớp cho dù áp dung phương pháp dạy học nào đi nữa, mà giáo viên không nắm được các “ hồn “ của phương pháp đó thì vận dụng cũng kém hiệu quả, đôi khí có tác dụng ngược nếu quá lạm dụng.
	2/ Giáo viên cần nắm vững quy trình lên lớp để sử dụng giáo án điện tử cho hiệu quả, đặc biệt là việc phối hợp với việc trình bày bảng lớp và các phương pháp dạy học khác trong cùng một tiết học.
3/ Phương tiện kỹ thuật chỉ là công cụ nhằm hỗ trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò chủ đạo của người thầy. Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không phải là tất cả. Để thực hiện bải giảng đạt hiệu quả cao hơn, thì việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại khác cần đúng mức, hợp lý và sự khéo léo, linh hoạt của người dạy. 
III. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN NỘI DUNG VÀO THỰC TIỄN:
Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào bước hướng dẫn học sinh học thuộc lòng của môn Tập đọc lớp 3, tôi thấy học sinh thích học những tiết có dạy bằng giáo án điện tử hơn những tiết dạy truyền thống. Tôi tiến hành kiểm chứng kết quả trên một tiết dạy ở lớp 3C bài “ Về quê ngoại ”, hiệu quả của tiết dạy rất cao.
Lớp
Số học sinh
Không thuộc câu nào
Thuộc 1
câu thơ
Thuộc 2
câu thơ
Thuộc 3 câu thơ
Thuộc 4
câu thơ
Thuộc 5
câu thơ
3C
35
0
0 %
1
2.9 %

3
8.6 %

6
17.1 %
15
42.9 %

10
28.6 %
Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng lớp 3C có ứng dụng CNTT như đề tài tôi đã nêu kết quả cao hơn so lớp 3B không có ứng dụng CNTT và lớp 3A có ứng dụng CNTT nhưng với hình thức chưa hay. 
 IV. KẾT LUẬN:
 Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy bước học thuộc trong phân môn Tập đọc lớp 3. Khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thơi gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước, chứ không thể đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi vậy,đòi hỏi người giáo viên luôn giành nhiều thời gian cho công việc soạn.
	Qua kinh nghiệm này tôi đã cùng giáo viên trong trường thực hiện trong hai năm qua và cho thấy rất hiệu quả và có thể sử dung cho tất cả các khối lớp khi dạy dạng bài học thuộc lòng . Mong rằng với kinh nghiêm nhỏ này sẻ được qúy đồng nghiệp áp dụng hiệu quả tại đơn vị mình. Xin Cám ơn và mong nhận được sự góp ý của quý đồng nghiệp.
	Người viết 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_vie.doc