Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4

Bộ môn Khoa học có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Khoa học chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Khoa học là vô cùng cần thiết. Trong một vài năm gần đây, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường tiểu học như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin…Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.

Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử các môn nói chung, dạy học Khoa học nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới dạy và học. Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính.

Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học khoa học bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim … liên quan đến nội dung bài học khoa học mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.

doc 29 trang Phương Chi 19/03/2025 250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4
 	PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay, cả thế giới đều hướng tới một chân trời tri thức mới. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, thông tin bùng nổ từng phút. Do vậy, xã hội ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn cho ngành giáo dục phải đào tạo nên một thế hệ người lao động mới năng động trước những biến đổi của thế giới. Vì vậy muốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội thì việc không ngừng đổi mới các hình thức và phương pháp giáo dục là vấn đề luôn được quan tâm.
Việc đa dạng hoá các biện pháp và phương tiện dạy học đã trở thành yêu cầu thiết yếu trong dạy học hiện nay. Trong số các phương tiện dạy học thì máy tính điện tử, máy chiếu cùng nhiều phương tiện dạy học hiện đại khác đã được đặc biệt chú ý, nhất là trong dạy học khoa học. Vì các nội dung dạy học môn Khoa học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rât nhiều vấn đề trừu tượng. Ví dụ: các bài về nước, không khí, ánh sáng, âm thanh...Thực tế cho thấy trong khi giảng dạy nếu không có tranh ảnh, các mô hình thí nghiệm, videoclip thì học sinh rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em hạn chế. Nhiều học sinh thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng thì kỹ năng vận dụng thực tế vẫn chưa tốt.
Trong SGK ở tiểu học, các hình ảnh như cây cỏ, con vật, các hiện tượng tự nhiên...chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projecctor đã tạo ra những hình màu 3D rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, con vật có thể chạy nhảy, cây rung, nước chảy... góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học.
	Tuy nhiên việc tăng cường và phát triển sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cũng là “con dao hai lưỡi” nếu như người giáo viên không biết vận dụng một cách linh hoạt các phương tiện này sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng chú ý của các em còn kém, nếu giáo viên lạm dụng quá nhiều sẽ làm học sinh mất tập trung vào bài học hoặc nếu giáo viên không biết cách xác định trọng tâm của bài học trong hình ảnh sẽ dẫn đến tình trạng bài giảng lan man, không có trọng tâm, chủ điểm, học sinh không nắm được nội dung chính của bài. Vậy làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với môn Khoa học đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong bản sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4”, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy tôi đã thử nghiệm trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Tạo cho các em có được sự hứng thú trong học tập và phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm thông qua việc nắm bắt các sự vật, hiện tượng. 
Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng vai trò, vị trí của bộ môn Khoa học ở cấp tiểu học.
2. Nhiệm vụ 
	- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình ứng dụng CNTT trong dạy – học Khoa học ở Trường Tiểu học.
 	- Tìm hiểu vị trí, mục đích yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Khoa học.
 	- Tìm hiểu về thực trạng vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học Khoa học.
 	 - Đề xuất một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy – học Khoa học ở Trường Tiểu học.
III. ĐỐI TƯỢNG,THỜI GIAN,PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
 - Các bài khoa học áp dụng công nghệ thông tin trong chương trình lớp 4.
2.Thời gian nghiên cứu
Năm học 2017-2018, 2018-2019
3.Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát;
 - Phương pháp trao đổi, thảo luận;
 - Phương pháp thực nghiệm;
 - Phương pháp điều tra;
4. Phạm vi áp dụng
Đề tài được nghiên cứu qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học nói chung, tổ 4 - 5 nói riêng, được nghiên cứu thông qua giáo viên giảng dạy môn Khoa học trong những năm vừa qua và hiện tại. 
Do điều kiện và thời gian thực nghiệm còn ngắn, nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm thực hiện ở môn Khoa học còn hạn chế.
 5. Giả thiết khoa học
Nhằm nâng cao vai trò,vị trí và sự cần thiết của công nghệ thông tin trong công tác giáo dục góp phần đổi mới phương pháp dạy và học nâng cao chất lượng giáo dục.
	Giúp giáo viên thay đổi nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học với nhiều hình thức phong phú. 	
 6.Dự báo những đóng góp mới của đề tài
Đề tài xây dựng một số biện pháp và ví dụ cụ thể để giảng dạy môn Khoa học lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy môn học này, nếu đề tài này được áp dụng rộng rãi vào thực tế sẽ gây hứng thú cho người học, giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của người học, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
	Bộ môn Khoa học có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động  cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn Khoa học chưa thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì thế việc đổi mới một cách toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học Khoa học là vô cùng cần thiết. Trong một vài năm gần đây, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường tiểu học như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tinTất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
	Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử các môn nói chung, dạy học Khoa học nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới dạy và học. Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. 
	Đối với giáo viên, tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một bài giảng điện tử nhưng việc dạy học khoa học bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim  liên quan đến nội dung bài học khoa học mà học sinh được học, như vậy mà giờ học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. 
	2. Cơ sở thực tiễn
 Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Khoa học của giáo viên và học sinh với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin giáo viên áp dụng vào dạy học nhiều nhưng kết quả chưa cao. Nhiều giáo viên chỉ biết đưa ra những hình ảnh nhưng không biết khai thác hình ảnh đó như thế nào, hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có mô hình thí nghiệm, thiết kế các bài tập trắc nghiệm ... có hiệu quả. Qua việc tiếp cận công nghệ thông tin tôi luôn luôn tìm tòi, khám phá, học hỏi các bạn đồng nghiệp để làm sao cho bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin đạt được hiệu quả cao nhất, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 4, từ lớp 3 lên nhiều em vẫn cho rằng đây là môn "phụ" do đó không phải đầu tư nhiều thời gian, các giờ có ứng dụng công nghệ thông tin các em chỉ ngồi xem hình ảnh, xem phim... Từ thực tế như vậy nên tôi đã nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm“Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học ở lớp 4” với mong muốn tạo được hứng thú học tập đối với học sinh.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Ưu điểm 
Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình giảng dạy nhưng tôi đã biết khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy môn Khoa học nhằm đáp ứng mục đích chương trình học.
 a. Về phía giáo viên:
	- Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn.
	 - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. 
	 - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.
	 - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy Khoa học trở nên sinh động, có sức lôi cuốn . 
	- Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
 	b. Về phía học sinh:
	- Học sinh đã được quen dần với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin.
	- Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Khoa học tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.
 	 2. Những tồn tại
 	 Như chúng ta đã nói ở trên, Khoa học là một môn học đặc thù. Kiến thức Khoa học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rât nhiều vấn đề trừu tượng. Thử lấy ví dụ về hệ thống tranh ảnh, lược đồ chúng ta có thể khẳng định một điều rằng tranh ảnh Khoa học trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy khoa học
Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiết kế bài dạy bằng công nghệ thông tin. Việc sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới. Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là mang lại một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến người học. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng những hình ảnh, mô hình thí nghiệm, đoạn phim giúp bài giảng thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Hỗ trợ học sinh trong việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học. Học sinh hứng thú hơn trong giờ học, tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, phát huy tính tìm tòi, khám phá của học sinh. Ví dụ tiết học Khoa học về các hiện tượng, tính chất của không khí, gió, nước.... giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, mô hình thí nghiệm, phim... để minh họa, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các em. Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết nghề nghiệp của giáo viên và vào cả tinh thần hăng say học tập của học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao.
	2. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy Khoa học
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đối với mỗi giáo viên phải có sự thích ứng, sáng tạo trong vận dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng Khoa học. Tuy nhiên không phải bài nào cũng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Bởi trong thực tế hiện nay nhiều giáo viên quá lạm dụng vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy tràn lan không định hướng được kiến thức cần nắm cho học sinh. Giáo viên phải dựa vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng và rèn kỹ năng để sử dụng đạt mục đích đề ra. Vì thế giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài dạy, ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao nhất cho người học.
Để xây dựng bài giảng điện tử, trước hết giáo viên phải xác định được công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho dạy học. Giáo viên tránh đưa ra nhiều hình ảnh màu sắc lòe loẹt hoặc những thước phim quá dài khiến học sinh chỉ chú ý đến việc xem mà không phát huy được sự chủ động, tích cực tư duy. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin hình thành kiến thức cho học sinh trong dạy học Khoa học còn làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn được học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tạo cho các em động cơ và không khí  học tập thoải mái. Đây là nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức khoa học một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển toàn diện học sinh và nâng cao chất lượng.
Khi sử dụng những bức ảnh của sự vật có kích thước nhỏ, giáo viên phải đi xuống lớp hướng dẫn học sinh quan sát, sử dụng thí nghiệm thật mất khá nhiều thì giờ, trong khi đó độ chuẩn xác và tính thẩm mỹ lại không cao. Ngược lại, nếu giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng ở nhà từ trước, những công việc này khi dạy học trên lớp sẽ giúp giáo viên đỡ vất vả và đơn giản hơn rất nhiều, thời gian được tiết kiệm tối đa mà tính trực quan, thẩm mỹ lại cao.Ở đây, giáo viên chỉ cần “nhấn chuột” để trình chiếu và hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến thức “ẩn” trong mỗi hình ảnh, kênh hình sẽ được phóng to trên màn hình lớn đủ để học sinh cả lớp quan sát kèm theo lời trình bày sinh động của giáo viên sẽ có tác động lớn tới tâm l‎ý học sinh, các em cảm thấy học tập hứng thú hơn, hiệu quả ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Với đặc trưng của bộ môn cũng như những ưu điểm nổi bật của công nghệ thông tin và truyền thông, giáo viên và học sinh có thể ứng dụng công nghệ này vào đổi mới phương pháp dạy – học, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở nhiều hình thức, các khâu khác nhau trong quá trình dạy học. 
Đối với học sinh: Khi được học những tiết học Khoa học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ góp phần tạo biểu tượng, bồi dưỡng kiến thức và làm phong phú thêm sự hiểu biết của học sinh về các sự vật, hiện tượng có trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hàng ngày.  Trong dạy học Khoa học, để học sinh có thể đi từ nhận thức “cảm tính” đến nhận thức “lý tính”, trước hết các em phải có được biểu tượng cụ thể - những hình ảnh về sự vật, hiện tượng được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học thật hiệu quả, kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt công việc này.
3. Các biện pháp tiến hành ứng dụng CNTT trong dạy Khoa học
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Khoa học hiệu quả, có rất nhiều hình thức nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi đưa ra một số vấn đề như sau:
3.1. Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung bài học:
Một trong những lợi thế của môn học Khoa học là có rất nhiều hình ảnh, mô hình, sơ đồ... Học khoa học là học các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong quá trình sống của các sinh vật nên học sinh rất thích được xem những hình ảnh thực tế. Hình ảnh là nguồn tri thức

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.doc