Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tăng kết quả học tập môn tiếng Anh Lớp 8

Hầu hết các giáo viên tiếng Anh THCS được đào tạo bởi người Việt, bởi giọng nói và cách phát âm theo chuẩn Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp được đào tạo mà còn ảnh hưởng đến những thế hệ mà các giáo viên này đứng lớp. Bên cạnh đó, sự tiếp thu, học hỏi, bổ sung kiến thức đã làm gia tăng sự chênh lệch về trình độ, giọng nói, âm nhấn của giáo viên tiếng Anh Việt Nam.

Công việc học hành của các em học sinh chủ yếu là do thầy cô hướng dẫn, dìu dắt và bày dạy. Các em chưa có ý thức tự học, tự rèn luyện, một số học sinh chăm chỉ tự học thì lại không biết dựa vào đâu để nâng cao lực học của mình.

Trong một tiết học, thầy cô phải truyền thụ hết nội dung của bài, các kỹ năng, cấu trúc và cách làm bài, thế nên họ không có nhiều thời gian để rèn luyện cho các em về cách đọc, trọng âm hay âm điệu của từ, câu và đoạn hội thoại.

Bản thân tôi, với cương vị là giáo viên dạy môn tiếng Anh trường THCS, qua một số năm công tác, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp bộ môn mình phụ trách. Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Đặc biệt là trong giai đoạn mà tất cả giáo viên tiếng Anh đang phải đối mặt với kì thi chuẩn giáo viên Châu Âu.

Từ những trăn trở này, tôi bắt đầu tìm tòi qua sách, báo, Internet, qua bạn bè và một số đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm để có được những thông tin, những cách học mà giúp tôi giải quyết được những băn khoăn này. Từ đó tôi đã mạnh dạn đặt bút nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số phần mềm tăng kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8

doc 29 trang Phương Chi 19/03/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tăng kết quả học tập môn tiếng Anh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tăng kết quả học tập môn tiếng Anh Lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng một số phần mềm tăng kết quả học tập môn tiếng Anh Lớp 8
MỤC LỤC

Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
4
2. NỘI DUNG
5
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
5
 2.2. Thực trạng của vấn đề
5
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
8
2.3.1. Phần mềm tiếng Anh Hoa Mặt Trời
8
2.3.2. Phần mềm VOA special English
10
2.3.3. Phần mềm ETS vocabulary by pictures
10
2.3.4. Phần mềm Mash 7.5
13
2.3.5. Phần mềm Cool speech
14
2.3.6. Phần mềm Sephonics
15
2.4. Kết quả đạt được
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị- Đề xuất
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
PHỤ LỤC
22

– PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
 Chúng ta đang sống trong một xã hội không ngừng phát triển về công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, sự phát triển đó đang làm cuộc sống con người ngày càng văn minh hơn. Hòa vào dòng chảy đó Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khuyến khích những người đứng lớp áp dụng sự phát triển của công nghệ trong mọi lĩnh vực dạy học để đưa nền giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới – một nền giáo dục văn minh và hiện đại.
 Là giáo viên đã công tác tại trường THCS Nâm Nung nhiều năm, mỗi lần đi dạy hay dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc thiếu đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ dẫn đến giáo viên gặp khó khăn trong việc dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh. 
	Hầu hết các giáo viên tiếng Anh THCS được đào tạo bởi người Việt, bởi giọng nói và cách phát âm theo chuẩn Việt Nam. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp được đào tạo mà còn ảnh hưởng đến những thế hệ mà các giáo viên này đứng lớp. Bên cạnh đó, sự tiếp thu, học hỏi, bổ sung kiến thức đã làm gia tăng sự chênh lệch về trình độ, giọng nói, âm nhấn của giáo viên tiếng Anh Việt Nam.
	Công việc học hành của các em học sinh chủ yếu là do thầy cô hướng dẫn, dìu dắt và bày dạy. Các em chưa có ý thức tự học, tự rèn luyện, một số học sinh chăm chỉ tự học thì lại không biết dựa vào đâu để nâng cao lực học của mình. 	
	Trong một tiết học, thầy cô phải truyền thụ hết nội dung của bài, các kỹ năng, cấu trúc và cách làm bài, thế nên họ không có nhiều thời gian để rèn luyện cho các em về cách đọc, trọng âm hay âm điệu của từ, câu và đoạn hội thoại.
Bản thân tôi, với cương vị là giáo viên dạy môn tiếng Anh trường THCS, qua một số năm công tác, tôi nắm rõ đặc trưng phương pháp bộ môn mình phụ trách. Tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Đặc biệt là trong giai đoạn mà tất cả giáo viên tiếng Anh đang phải đối mặt với kì thi chuẩn giáo viên Châu Âu.
Từ những trăn trở này, tôi bắt đầu tìm tòi qua sách, báo, Internet, qua bạn bè và một số đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm để có được những thông tin, những cách học mà giúp tôi giải quyết được những băn khoăn này. Từ đó tôi đã mạnh dạn đặt bút nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số phần mềm tăng kết quả học tập môn Tiếng Anh lớp 8”
1.2.Mục đích nghiên cứu:
	Việc sử dụng các phần mềm và rèn luyện thường xuyên các kĩ năng trong tiếng Anh là một giải pháp khả quan, tiết kiệm nhưng hiệu quả. Hầu hết các âm giọng trong phần mềm đều là của người bản ngữ, nên đã có âm nhấn và giọng điệu rất rõ ràng và chính xác. Giáo viên chúng ta chỉ việc đọc theo, rèn luyện qua các bài tập để từng bước nâng cao trình độ và năng lực của mình. Các phần mềm này chủ yếu tập trung vào ba kỹ năng: nghe, nói và đọc, nếu chúng ta yếu phần nào thì luyện phần đó nhiều hơn. Trong quá trình học nếu mình nghe không rõ hoặc đọc theo không kịp thì mình sẽ nhờ máy làm đi làm lại mà không tốn nhiều công sức và tiền của. Đặc biệt là các giáo viên đang trong thời gian luyện thi chứng chỉ B2 - giáo viên chuẩn châu Âu thì việc sử dụng các phần mềm này là hết sức thiết thực. Nó giúp thầy cô luyện kĩ năng nghe, đọc, phát âm chuẩn và nhấn đúng trọng âm. Hơn thế nữa, với sự cao quý của đạo đức nghề nghiệp, tất cả chúng ta cần rèn luyện mình từng giờ, từng ngày, từng năm để mình được hoàn thiện và truyền thụ thật chính xác những nội dung trong môn học tiếng Anh. Được như thế chúng ta sẽ là điểm tựa, người hướng dẫn thông thạo cho những thế hệ tương lai của đất nước mà chúng ta đang và sẽ dạy dỗ.
	Bên cạnh sự hữu ích của phần mềm đối với giáo viên, thì nó còn giúp các em học sinh tự học và rèn luyện để đạt được đỉnh cao trên con đường của mình. Hầu hết sách giáo khoa không có phần rèn luyện ngữ âm, ít phần nghe và không có nhiều thời gian cho phần nói. Với những phần mềm này, các em thoải mải lựa chọn giọng điệu nhanh hay chậm, bài khó hay dễ và với hình ảnh trực quan sinh động sẽ giúp các em thích thú và chuyên tâm hơn trong việc học tiếng Anh của mình.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
	- Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh khối 8, trường THCS Nâm Nung - Krông Nô - Đăk Nông.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra khảo sát, trò chuyện với giáo viên, học sinh;
- Phương pháp tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
1.5.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Bắt đầu nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015. Hoàn thành vào tháng 5 năm 2016.
	Phạm vi: Học sinh khối 8 trường THCS Nâm Nung - Krông Nô - Đăk Nông.
2 –NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lí luận:
 Xuất phát từ quan điểm “lấy người học làm trung tâm’’, phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra, và là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Người dạy là người gieo hạt, nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào sức mình ... Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được kết quả cao trong học tập và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
 Nghị quyết TW II khóa VIII(12-1996) khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
 Từ những luận điểm trên việc áp dụng các phần mềm cho việc dạy tiếng Anh là hết sức cần thiết, giúp giáo viên và học sinh thuận tiện hơn trong phương pháp dạy và học năng động của mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy tại trường THCS Nâm Nung tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
-Đa số giáo viên đều cố gắng trong việc giảng dạy và học tập để làm cho các em học sinh thêm hăng say và tiết học thêm hiệu quả. Tuy nhiên, giáo viên chưa chú trọng đến cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm, nhấn âm, và đặc biệt là mỗi người phát âm một kiểu. Điều này đã làm cho các em học sinh hoang mang: nếu các em được nhiều thầy cô giảng dạy qua các năm học ở trường cấp II thì các em không biết đọc theo giáo viên nào và hoàn toàn không biết thầy cô nào là người đọc đúng. 
- Bản thân tôi giảng dạy tại Xã Nâm Nung là xã đặc biệt khó khăn có địa bàn cư trú rộng, cơ sở hạ tầng còn yếu, có nhiều dân tộc ít người sinh sống chiếm khoảng trên 85% dân số, điều kiện kinh tế đa phần người dân còn nhiều khó khăn, phụ huynh tập trung vào việc làm kinh tế nên vấn đề quan tâm đến học tập của con cái còn chưa nhiều. Thời gian học tập của học sinh còn ít, ngoài thời gian đi học các em còn phải đi làm phụ giúp gia đình nên ảnh hưởng đến học tập ở nhà. Đặc biệt là các em học sinh ở khu vực Ba Tầng xa trung tâm xã, đường sá đi lại khó khăn, khó tiếp xúc được với Internet.
- Trường THCS Nâm Nung nằm trên địa bàn xã Nâm Nung là trường mới thành lập, cơ sở hạ tầng còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho dạy học Tiếng Anh chưa đầy đủ, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng bên cạnh đó kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên ảnh hưởng đến chất lượng của các bộ môn trong đó có bộ môn Tiếng Anh.
-Tiện ích mà các phần mềm mang lại đó là những phần mềm sử dụng miễn phí được tải qua các trang mạng: dễ sử dụng, dễ đọc và phát âm.Nếu bạn sử dụng được các phần mềm này, chúng sẽ giúp bạn phát triển các kĩ năng, chuẩn về âm nhấn và âm điệu. Ngoài ra các phần mềm còn giúp phát huy tính tích cực tự học, tự bồi dưỡng và tự nâng cao kiến thức của mình bằng việc tự rèn luyện qua các phần mềm. 
-Tuy nhiên, các phần mềm này có sẵn ở trên mạng và tải xuống miễn phí nhưng rất ít người biết và vận dụng được vấn đề này, và để sử dụng được các phần mền này chúng ta cần có máy vi tính để bàn hoặc máy tính xách tay - đây cũng là khó khăn lớn nhất của thầy cô và các em học sinh trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn như hiện nay.
 	-Hầu hết các phần mềm này đều được tải xuống và cài đặt miễn phí nên chúng ta có thể phải đối diện với nguy cơ bị vi rút máy tính tấn công. Bên cạnh đó một số phần mềm chỉ giúp chúng ta đọc từng từ một, nếu mình yêu cầu đọc cả một đoạn văn thì máy vẫn thực hiện được nhưng giọng điệu rời rạc và không có kết nối. Các phần mềm này chủ yếu tập trung ở ba kĩ năng: nghe - đọc - nói, vậy nên nếu thầy cô và các em học sinh muốn luyện thêm phần viết thì phải luyện ở ngoài. 
2.2.3. Điều tra cụ thể.
	Đầu năm học 2015- 2016 tôi tiến hành nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn Tiếng Anh của học sinh khối lớp 8 trường THCS Nâm Nung . Qua việc điều tra tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
36
5
13,9
8
22,2
17
50
5
13,9
8A2
37
3
8,2
4
10,8
24
37,9
7
18,9

73
8
11%
12
16,4%
41
56,2%
12
16,4%

  	Như vậy tỉ lệ học sinh giỏi còn hạn chế, tỉ lệ học sinh yếu còn cao, chất lượng học tập của bộ môn chưa đạt yêu cầu.
	Từ thực tế đó tôi đưa ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh một cách hiệu quả hơn.
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Trong quá trình tiến các biện pháp, tôi đã sử dụng các phần mềm sau trong quá trình giảng dạy và đồng thời hướng dẫn các học sinh cách sử dụng chúng.
2.3.1. Phần mềm tiếng Anh Hoa Mặt Trời.
Tiếng Anh Hoa Mặt Trời là tên của bộ phần mềm bổ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh trung học cơ sở lớp 6, 7, 8, 9 theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam.   
Bộ phần mềm có giao diện rất đẹp được thiết kế theo nội dung sách giáo khoa với nhiều công cụ tương tác đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và nâng cao kỹ năng nghe giúp học sinh dễ dàng tự học ngoại ngữ.
 Trong giao diện này có ba phần chính: phần nội dung bài học, phần kiến thức ngữ pháp và phần kiểm tra học kì. Khi kích chuột vào bài học 1, chúng ta sẽ nhìn thấy màn hình giống hình bên dưới. Quý thầy cô và các em thoái mải tùy chọn phần học mà mình thích hay mình cần. Chúng ta có thể nghe lại bài đọc mang nội dung trong sách giáo khoa hoặc các từ vựng hoặc phần cấu trúc ngữ pháp trong bài học đó. Đặc biệt trong mỗi phần A, B và C đều có phần bài tập luyện tập và một phần giúp giải tỏa căng thẳng trong khi học đó là phần giải trí.
 Khi kích vào phần ngữ pháp bạn sẽ thấy giao diện như hình bên. Đây là phần ngữ pháp tống hợp từ đơn giản cho đến những vấn đề phức tạp trong học kì I.
 Một số biểu tượng trên màn hình.
 Bảng động từ bất quy tắc
 Âm nhạc
 Hướng dẫn cách dùng
 Quay về trang trước
 Để kiểm tra khả năng học của mình bạn hãy kích chuột vào thư mục kiểm tra học kì. Trong đề kiểm tra gồm 8 phần sau: nghe, đọc, viết, trắc nghiệm, nối, chia động từ, điền từ và đặt câu hỏi cho cụm từ được gạch chân. 
 Sau khi làm bài kiểm tra chúng ta có thể nhấp chuột vào biểu tượng trên màn hình để biết ngay số điểm mà mình đạt được.
Một số biểu tượng trên màn hình.
	Nội dung bài nghe
 Đáp án
 Làm lại
Đây là phần mềm sử dụng miễn phí nên nếu thầy cô và các em học sinh quan tâm thì chúng ta có thể vào địa chỉ sau để tải phần mềm này: www.TiengAnhHoamatTroi.com.vn
2.3.2. Phần mềm VOA Special English:
 Như các bạn đã biết, chương trình VOA Special English là một chương trình học tiếng Anh hết sức quen thuộc và phổ biến đối với các bạn yêu tiếng Anh trên toàn thế giới. Đây là chương trình học tiếng Anh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice Of American) với cái tên VOA Special English (Tiếng Anh đặc biệt). Chương trình sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn muốn luyện nghe tiếng Anh và nâng cao vốn từ vựng ở nhiều lĩnh vực. Các bài nghe được đọc với tốc độ vừa phải, với các bạn có trình độ nghe trung bình cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
 Đối với giáo viên dạy môn tiếng Anh, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc chỉ nghe đi nghe lại những bài nghe tiếng Anh quen thuộc mà cần luôn trau dồi và nâng cao khả năng nghe của mình thông qua phần mềm này. Để từ đó chúng ta tự tin hơn khi nghe các chương trình bằng tiếng Anh và đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài nói tiếng Anh.
Sau khi cài đặt, chúng ta kích chuột vào phần VOA Special English để luyện nghe. Mức độ khó của bài nghe tăng lên từ lesson 1 cho đến lesson 45.
 Để tải phần mềm này chúng ta vào địa chỉ: 
2.3.3.  Phần mềm ETS Learn Vocabulary By Pictures.
 Phần mềm ETS Learn Vocabulary By Pictures giúp bạn học các vốn từ cơ bản trong tiếng Anh bằng hình ảnh. Chương trình sẽ đưa ra các phương án bằng hình ảnh sau đó bạn sẽ đoán câu trả lời và chương trình sẽ cho bạn đáp án. 
 Sau khi cài đặt bạn sẽ thấy giao diện như hình dưới.
Phần mềm này bao gồm 13 chủ đề từ vựng: -> Động vật (37) -> Dụng cụ gia đình (36) 
-> Bộ phận cơ thể người (12) -> Quần áo, trang phục (36) -> Màu sắc (12) -> Vườn (20)
-> Nhạc cụ (36) -> Số (28) -> Trường học (20) -> Thể thao (32) -> Công cụ (20) -> Giao thông (28) -> Rau quả (19)
 Nếu ta chọn mục Animals thì màn hình sau sẽ xuất hiện. Và để tiếp tục chúng ta nhấp chuột vào mục start.
 Chúng ta có 10 phút để hoàn thành bài kiểm tra. 
 Khi các con vật xuất hiện ta chọn con vật nào mà nghĩa của nó là từ đã cho 
 Để kiểm tra mình chọn đúng hay sai ta nhấn vào nút Submit. 
 Sau khi làm xong câu này ta nhấn Next để tiếp tục.
Để tải phần mềm miễn phí này chúng ta hãy truy cập: www.englishteststore.com.vn
2.3.4. Phần mềm MASH 7.5 
 Nếu bạn là người đang học tiếng Anh và muốn nghe cách phát âm các từ, câu, đoạn văn,..theo giọng bản xứ như thế nào thì không có cách nào khác là phải nghe băng, video,... .Tuy nhiên, vì đây là những dạng thông tin được cung cấp theo dạng “live” nên thường tốc độ phát âm rất nhanh trong khi khả năng nghe của bạn còn nhiều hạn chế nên thường nghe mười mà chỉ hiểu được một, hai; đồng thời bạn cũng không thể xem được các câu chữ mà người ta đọc là gì nên nhiều khi nghe xong và muốn kiểm tra xem có chính xác không thì cũng không có điều kiện để kiểm tra. Muốn nghe tiếng Anh dễ hơn, trong giai đoạn đầu, có lẽ bạn phải nghe rõ được từng chữ rồi nghe rõ từng câu, từng đoạn văn và cuối cùng khi trình độ nghe đã tốt, bạn mới nên thử sức với việc nghe các dữ liệu theo dạng “live”. Công cụ MASH của Windows sẽ giúp bạn làm được điều này rất dễ dàng bằng cách đọc cho bạn nghe những đoạn văn bản tiếng Anh (do bạn chọn từ bất kì nguồn nào bạn có từ bên ngoài), và qua đó có thể khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ tốt lên trông thấy. Dưới đây

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_mot_so_phan_mem_tang_ket_qua.doc