Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Xuất phát từ những ưu điểm của phần mềm EMP - TEST so với các phần mềm khác trong kiểm tra đánh giá.
EmpTest là phần mềm được thiết kế nhằm tự động hóa các vấn đề liên quan đến việc tổ chức và thực hiện thi trắc nghiệm. Phần mềm được cài đặt thành 6 đơn thể chương trình với các chức năng riêng. Các đơn thể này có thể hoạt động phối hợp với nhau để đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra đối với hệ thống thi trắc nghiệm.
Editor: Hỗ trợ việc soạn kho câu hỏi trắc nghiệm và làm đề thi trắc nghiệm. mEditor: Phiên bản Editor theo kiến trúc MDI (Multiple-Document
Interface)
Test: Chương trình làm bài thi trắc nghiệm trên máy.
Server: Quản lý các chương trình Test trên hệ thống mạng máy tính.
Scanner: Xử lý thông tin thí sinh qua thẻ và sắp xếp chỗ ngồi cho từng thí sinh.
MarkScanner: Chấm điểm tự động bài làm của thí sinh thông qua máy quét ảnh.
Statistics: Tổng hợp kết quả thi và kết xuất các bảng biểu thống kê.
2. Xuất phát từ tính khả thi áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trực tiếp trên máy tính tại trường THCS Trần Cao Vân.
Qua thực tế cơ sở vật chất máy tính ở trường THCS Trần Cao Vân tôi nhận thấy khả năng áp dụng hình thức kiểm tra trực tiếp trên máy tính là có cơ sở thực hiện được.
Vì những lý do cơ bản trên đây tôi đã lựa chọn đề tài:
Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”
docx 24 trang Phương Chi 19/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phòng GD & ĐT TP Huế	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Trần Cao Vân	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
Đề nghị công nhận danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Sơ yếu lí lịch:
Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH HUY.	Giới tính: Nam
Quê quán: Quảng Thọ, Quảng Điền, tỉnh TT – Huế.
Nơi thường trú: 238 Chi Lăng, phường Phú Hiệp, TP Huế
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Cao Vân – TP Huế.
Chức vụ hiện nay: Tổ phó chuyên môn tổ Lý – Tin – Công nghệ.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Công việc được giao:
Giảng dạy Tin học các khối lớp: 8/2; 8/4; 8/6; 8/8; 9/1; 9/3; 9/5; 9/7.
Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9.
Tổ phó chuyên môn tổ Lý – Tin – Công nghệ.
Bí thư chi đoàn giáo viên trường.
Những khó khăn thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:
Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ bản thân hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chuyên môn của trường, của Phòng GD; trong các hoạt động của nhà trường, công đoàn và tổ chuyên môn.
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trường luôn vui vẻ, hoà đồng, thân thiện và nhiệt tình trong công việc là điều kiện thuận lợi để bản thân học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ.
Phần lớn học sinh chăm, ngoan, thân thiện là điều kiện tốt để bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Khó khăn:
Đây là năm học đầu tiên bản thân nhận nhiệm vụ tổ phó chuyên môn nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những thiếu sót.
Bản thân là cộng tác viên thanh tra của Phòng GD nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn ảnh hưởng đến công tác chuyên môn giảng dạy ở trường mặc dù bản thân đã cố gắng sắp xếp công việc.
Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
Trong những năm qua cùng với sự phát triển về mọi mặt của nhà trường, trong đó chất lượng giáo dục là một trong những tiêu chí hàng đầu không ngừng được nâng cao và khẳng định về cả chất lượng đại trà và mũi nhọn, nhiều năm liền trường luôn đứng tốp đầu trong thành phố về số lượng học sinh giỏi các cấp, số lượng học sinh giỏi tỉnh năm sau cao hơn năm trước, số lượng học sinh đỗ vào trường Quốc Học ngày càng nhiều.
Trường vinh dự được đón nhận nhiều bằng khen của cấp ngành, cấp tỉnh, cấp bộ, điển hình như:
Năm học 2004 - 2005 đơn vị xuất sắc được bộ tặng bằng khen.
Trường được bộ giáo dục tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chín năm liền.
Trường đạt chuẩn quốc gia từ giai đoạn năm 2001 - 2010.
Trường được nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3 từ giai đoạn năm 2001 - 2006.
Năm học 2001 - 2002 thủ tướng Phan Văn Khải tặng bằng khen... và nhiều thành tích khác.
Như vậy để có được những kết quả trên, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã cùng nhau chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và quyết tâm tiếp tục xây dựng trường ngày càng vững mạnh hơn.
Mục đích yêu cầu của sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
Cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức thi và kiểm tra (gọi tắt là kiểm tra), nhằm đánh giá đúng mức độ tiếp thu kiến thức, thành quả học tập, khắc phục những yếu kém và tiêu cực trong giáo dục đã được đề cập từ lâu.
Xuất phát từ yêu cầu cần phải tìm cách khắc phục thực trạng yếu kém trong khâu tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ thông Việt Nam trong thời gian gần đây. Công tác tổ chức thi, kiểm tra và nghiệp vụ coi thi của GV còn hạn chế, chưa nghiêm túc dẫn đến kết quả thi và kiểm tra thiếu chính xác, thiếu khách quan và công bằng.
Xuất phát từ tính ưu việt của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là một phương pháp có nhiều ưu điểm, có thể khắc phục được những tồn tại của phương pháp kiểm tra truyền thống mà ngành GD - ĐT nước ta đã và đang áp dụng rộng rãi từ trước đến nay. Thực tế việc kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, người dạy cũng chính là người ra đề, người chấm bài, cho nên việc đánh giá vẫn mang nặng tính chủ quan.
Xuất phát từ những ưu điểm của phần mềm EMP - TEST so với các phần mềm khác trong kiểm tra đánh giá.
EmpTest là phần mềm được thiết kế nhằm tự động hóa các vấn đề liên quan đến việc tổ chức và thực hiện thi trắc nghiệm. Phần mềm được cài đặt thành 6 đơn thể chương trình với các chức năng riêng. Các đơn thể này có thể hoạt động phối hợp với nhau để đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra đối với hệ thống thi trắc nghiệm.
 Editor: Hỗ trợ việc soạn kho câu hỏi trắc nghiệm và làm đề thi trắc nghiệm. mEditor: Phiên bản Editor theo kiến trúc MDI (Multiple-Document
Interface)
 Test: Chương trình làm bài thi trắc nghiệm trên máy.
 Server: Quản lý các chương trình Test trên hệ thống mạng máy tính.
 Scanner: Xử lý thông tin thí sinh qua thẻ và sắp xếp chỗ ngồi cho từng thí sinh.
 MarkScanner: Chấm điểm tự động bài làm của thí sinh thông qua máy quét ảnh.
 Statistics: Tổng hợp kết quả thi và kết xuất các bảng biểu thống kê.
Xuất phát từ tính khả thi áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trực tiếp trên máy tính tại trường THCS Trần Cao Vân.
Qua thực tế cơ sở vật chất máy tính ở trường THCS Trần Cao Vân tôi nhận thấy khả năng áp dụng hình thức kiểm tra trực tiếp trên máy tính là có cơ sở thực hiện được.
Vì những lý do cơ bản trên đây tôi đã lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”
Những giải pháp chính đáng của sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
Giới thiệu chung:
Góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mục tiêu cụ thể:
Trong giới hạn cho phép của cơ sở vật chất, của thời gian nghiên cứu bản thân xin được trình bày 3 đơn thể chương trình đã tìm hiểu và ứng dụng được trong năm học 2011 – 2012 đó là: Editor, Test và Server.
Editor là chương trình cung cấp các tiện ích phục vụ cho việc chuẩn bị kho câu hỏi trắc nghiệm và làm đề thi.
 Giao diện như một phần mềm soạn thảo văn bản.
 Giúp soạn thảo kho câu hỏi trắc nghiệm và lưu trữ chúng vào các tập tin.
 Làm đề thi trắc nghiệm từ các tập tin câu hỏi trắc nghiệm một cách tự động. Kết xuất đề thi trắc nghiệm dưới nhiều dạng khác nhau
Các dạng kết xuất đề thi trắc nghiệm của Editor
 Lưu trữ thành tập tin đề thi. Sử dụng cho hình thức làm bài trên máy.
 Upload lên Web Server dưới dạng HTML. Sử dụng cho hình thức làm bài trên máy qua mạng internet.
 In đề thi ra giấy : Sử dụng cho hình thức làm bài trên giấy.
Cho xem trước đề thi và in đề thi ra giấy theo mẫu.
In bảng đáp án và bảng trả lời của đề thi.
Test là chương trình làm bài thi trên máy dựa trên các đề thi được lưu trong các tập tin đề thi (.zmp) được tạo bởi chương trình Editor. Đặc điểm của chương trình Test như sau:
 Giao diện như một trang văn bản với các đối tượng chuyên dụng.
 Xử lý nội dung hình ảnh, âm thanh, phim bằng công cụ của chương trình. Tự động chấm điểm và thông báo kết quả.
 Truyền dữ liệu bài thi và kết quả thông qua đường truyền mạng với giao thức TCP/IP.
Có 3 chế độ thực hiện khác nhau của chương trình Test Làm bài thi tự do
Thí sinh làm bài thi trên máy với các tập tin đề thi do thầy giáo cung cấp. Chế độ này cho phép thí sinh xem đáp án, giải thích của từng câu hỏi trong đề thi, và được sử dụng cho việc tự ôn tập ở nhà.
 Làm bài thi chính thức trên máy đơn
Cung cấp các tiện ích như trên, nhưng không cho phép xem đáp án và giải thích, tự thông báo kết quả trên màn hình khi hết giờ làm bài.
 Làm bài thi chính thức trên máy nối mạng
Cung cấp các tiện ích như trên, đồng thời chịu sự điều khiển và tự động chấm điểm, nộp kết quả về máy chủ Server.
* Server là chương trình được thiết kế nhằm đảm nhận các công việc sau:
 Kết nối với chương trình Test trên các máy tính nối mạng để tạo ra một 'phòng thi' trên mạng.
 Truyền đề thi cho chương trình Test trên các máy, điều hành quá trình làm bài và thu hồi bài làm cuối mỗi ca thi thông qua đường truyền mạng.
 Kết nối với chương trình SCANNER trong việc xử lý nhận diện thí sinh qua thẻ từ hoặc mã vạch.
 Theo dõi chất lượng đường truyền mạng, đồng thời đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống trong trường hợp có sự cố kỹ thuật : mất điện, đứt dây mạng,...
 Lưu trữ kết quả và bài làm của thí sinh vào cơ sở dữ liệu điểm thi hoặc cơ sở dữ liệu riêng của chương trình.
Trên đây là những tính năng đầy đủ của 3 đơn thể chương trình Editor, Test và Server trong phần mềm EMP – TEST. Trong năm học 2011 – 2012 vừa qua, tôi đã ứng dụng những tính năng cụ thể sau, cụ thể là ứng dụng phần mềm EMP – TEST để:
Xây dựng kho câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Kết xuất đề kiểm tra.
Tổ chức kiểm tra và chấm bài kiểm tra tự động trên máy vi tính.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu khái quát những tính năng cơ bản của phần mềm EMP-TEST trong đó đi sâu tìm hiểu và ứng dụng tính năng của 2 chương trình đơn dưới đây:
Chương trình Editor: Hỗ trợ việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, tổ chức đề kiểm tra.
Chương trình Test: Hỗ trợ kiểm tra, chấm điểm trực tiếp trên máy tính.
Xây dựng ngân hàng câu hỏi, tổ chức phân mức câu hỏi, tổ chức đề kiểm tra:
SOẠN KHO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦA MỘT MÔN HỌC
Chuẩn bị kho câu hỏi trắc nghiệm là việc làm đầu tiên mà mỗi bộ môn phải thực hiện trước khi tiến hành làm đề thi trắc nghiệm cho môn học mà bộ môn phụ trách. Công việc này bao gồm hai bước sau :
 Tổ chức câu hỏi trắc nghiệm của môn học Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm theo chủ đề.
TỔ CHỨC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hệ thống thi trắc nghiệm Emp qui ước cách tổ chức câu hỏi trắc nghiệm của các môn học như sau:
 Kho câu hỏi trắc nghiệm được tạo riêng cho từng môn học
Mỗi môn học như : anh văn lớp 6, pháp văn lớp 6, toán lớp 6, toán lớp 7, tin học lớp 7,... phải có kho câu hỏi trắc nghiệm riêng.
 Một môn học có nhiều chương
Tin học lớp 9: Chương mạng máy tính và Internet, Chương phần mềm trình chiếu, ...
 Mỗi chương có nhiều chủ đề
Chương phần mềm trình chiếu: chủ đề màu sắc trên trang chiếu, chủ đề thêm hình ảnh vào trang chiếu,...
 Mỗi chủ đề có một giả thiết chung và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Sau đây là ví dụ về một chủ đề với giả thiết chung và các câu hỏi liên quan.
Cho hình H.9 sau:
Câu 1: Kiểu trình bày số 9 trên hình H.9 có tên là gì ?
Đồ hoạ trong clip art và văn bản
Đồ hoạ tranh, ảnh bình thường và văn bản
Kiểu đối tượng và văn bản
Đối tượng và cột văn bản.
Câu 2: Kiểu trình bày số 7 trên hình H.9 có tên là gì ?
Dòng tiêu đề và đối tượng
Văn bản và biểu đồ.
Sơ đồ tổ chức.
Đối tượng lớn.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là một ví dụ. Việc phân chia môn học đến cấp độ nào là tùy thuộc vào bộ môn phụ trách. Trong những trường hợp đơn giản, có thể xem một chương của môn học là một chủ đề.
SOẠN MỘT CHỦ ĐỀ TRẮC NGHIỆM CỦA MÔN HỌC
Các câu hỏi trắc nghiệm thuộc từng chủ đề được soạn thảo riêng thông qua chương trình Editor. Mỗi chủ đề được lưu thành một tập tin có phần mở rộng là emp. Cách thực hiện soạn thảo một tập tin emp với chương trình Editor như sau:
 Chạy chương trình Editor
 Chọn mục File / New (để tạo ra một chủ đề mới) hoặc chọn mục File / Open
(để mở một chủ đề có sẵn và chỉnh sửa lại).
 Thực hiện các thao tác soạn thảo cần thiết trong màn hình của chủ đề vừa chọn.
 Thêm câu hỏi vào chủ đề
Chọn mục Insert / New Question hoặc chọn trên thanh công cụ. Sau đó nhập câu hỏi và các đáp án.
Lựa chọn đúng
Lựa chọn không đúng
Lựa chọn đúng và cố định trong quá trình trộn đề.
SOẠN THẢO CÂU HỎI
Các ký hiệu qui định nội dung câu hỏi:
*
:
Bắt đầu nội dung một câu hỏi
#
:
Bắt đầu một lựa chọn không phải là đáp án của câu hỏi
$
:
Bắt đầu một lựa chọn là đáp án của câu hỏi
!
:
Nối các dòng của cùng một lựa chọn với nhau nếu nội dung của nó nằm trên
nhiều dòng
@
:
Bắt đầu một dòng giải thích đáp án của câu hỏi. Dòng giải thích được đặt
ngay sau lựa chọn cuối cùng. Nội dung giải thích chỉ hiển thị khi xem kết quả với chương trình Test.
@
:
Đặt sau hai ký hiệu $ và # để cố định vị trí lựa chọn tương ứng. Nếu @ được
đặt ngay sau lựa chọn đầu tiên thì thứ tự của tất cả các lựa chọn sẽ không thay đổi khi câu hỏi chứa chúng tham gia vào các đề thi.
Các ký hiệu chỉ có ý nghĩa như trên khi nó được đặt đầu dòng văn bản trong màn hình soạn thảo câu hỏi.
Một số thao tác thông thường khi soạn thảo một câu hỏi
Thao tác trên tập tin câu hỏi
 Tạo mới tập tin câu hỏi thi trắc nghiệm
Chọn mục File / New hoặc bấm chọn biểu tượng . Sau đó ấn định tên và đường dẫn tập tin sẽ tạo mới.
 Đóng tập tin câu hỏi thi trắc nghiệm
Chọn File / Close.
 Mở tập tin câu hỏi thi trắc nghiệm
Chọn File / Open hoặc chọn biểu tượng . Sau đó ấn định tên và đường dẫn tập tin cần mở.
 Lưu tập tin câu hỏi trắc nghiệm
Chọn File / Save hoặc File / Save As hoặc chọn biểu tượng 
Định dạng nội dung văn bản
Đánh dấu khối đoạn văn bản cần định dạng. Chọn các chức năng định dạng:
Màu chữ: chọn Format / Text Color hoặc click chọn biểu tượng 
In đậm: chọn Format/Bold hoặc bấm chọn biểu tượng 
In nghiêng: chọn Format/Italic hoặc bấm chọn biểu tượng 
Gạch chân: chọn Format/Underline hoặc bấm chọn biểu tượng 
Gạch ngang: chọn Format/Strike Out hoặc bấm chọn biểu tượng Chữ nhỏ trên: chọn Format/Super Script hoặc bấm chọn biểu tượng Chữ nhỏ dưới: chọn Format/Sup Script hoặc bấm chọn biểu tượng 
Chèn đối tượng tiếng / phim
 Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn.
 Chọn mục Insert / Media Object hoặc bấm chọn biểu tượng trên thanh công cụ.
 Chọn tập tin âm thanh, phim ảnh cần chèn trong hộp Open File rồi chọn
OK.
Chèn mục tự luận
Các câu hỏi dạng tự luận sẽ không có các lựa chọn trả lời mà chỉ có phần câu hỏi và phần tự luận của thí sinh. Chức năng này cho phép người soạn đề thi có thể cho những câu hỏi mà phần trả lời do thí sinh tự nhập vào.
 Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn.
 Chọn mục Insert / Essay Object hoặc bấm chọn biểu tượng trên thanh công cụ.
 Xác định câu hỏi hoặc vấn đề cho đối tượng tự luận bằng cách double click lên biểu tượng .
 Nhập nội dung câu hỏi vào hộp nhập phía trên của màn hình soạn thảo câu
hỏi tự luận.
 Sau đó đóng màn hình này lại và chọn lưu dữ liệu vừa nhập.
Chèn hình ảnh
 Thực hiện sao chép hình ảnh từ các ứng dụng khác
Đánh dấu khối hình ảnh cần dùng từ ứng dụng nào đó.
Chọn chức năng Copy của ứng dụng đó hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + C.
 Thực hiện chèn hình ảnh vừa sao chép vào văn bản đề thi
Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn hình ảnh trong màn hình soạn thảo đề thi của chương trình Editor.
Chọn mục Edit / Paste hoặc chọn trên thanh công cụ hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V.
 Chèn hình ảnh từ tập tin : Chọn mục Insert / Regular Object. Sau đó chọn mục From File
Chèn hình ảnh từ máy quét
 Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn ảnh.
 Chọn mục Insert / From Scanner... hoặc nhấn phím Ctrl+R. Chọn vùng ảnh quét trên máy quét. Sau cùng chọn Accept.
Ảnh quét được chèn vào văn bản ngay tại vị trí con trỏ soạn thảo. Có thể Double-click trên ảnh để chỉnh sửa lại.
Chèn ký hiệu
 Di chuyển dấu nhắc soạn thảo tới vị trí muốn chèn.
 Chọn mục Insert / Symbols hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ. Chọn ký hiệu cần chèn:
 Sau cùng chọn Lấy ký hiệu
Chèn các đối tượng khác
Object: là các đối tượng văn bản khác nhau được ch

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_emp_test_trong_kiem.docx
  • pdfBìa.pdf
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm EMP - TEST trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học s.pdf