Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong soạn giảng giáo án điện tử môn Vật lý THCS
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phự hợp với cả những giỏo viờn khụng giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhỡn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet.
Violet cung cấp công cụ thiết kế mạch điện, cho phép vẽ được tất cả các loại mạch điện trong chương trỡnh phổ thụng như mạch song song, mạch nối tiếp, mạch kết hợp, mạch cầu,… với các thiết bị điện như: nguồn một chiều, nguồn xoay chiều, điện trở, biến trở, cuộn cảm, tụ điện, vôn kế, ampe kế, đèn, công tắc,… dưới dạng các ký hiệu như quy định trong SGK hoặc các hỡnh ảnh giống thật, sinh động.
Các giá trị của các thiết bị điện có thể thay đổi được trong lúc trỡnh chiếu bài giảng, biến trở và cụng tắc cú thể tương tác được như thật, đèn có thể sáng hoặc tắt khi có hoặc không có dũng điện, đặc biệt các thiết bị đo như vôn kế hay ampe kế sẽ luôn chỉ đúng giá trị thực tế bất kể mạch như thế nào. Chính vỡ vậy cụng cụ thiết kế mạch điện sẽ rất hữu ích trong việc kiểm chứng kết quả của các bài toán mạch điện, hướng dẫn thí nghiệm lắp mạch điện, trong các chương trỡnh Vật lý và Cụng nghệ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phần mềm Violet trong soạn giảng giáo án điện tử môn Vật lý THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm viôlet trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lý THCS phần 1. đặt vấn đề Việc dạy học bộ môn vật lí ở trường THCS, giáo viên giảng dạy khá vất vả trong việc chuẩn bị, hướng dẫn, quản lí học sinh khi làm thí nghiệm thậm chí có tiết học phải tiến hành tới 3 thí nghiệm. Ngoài ra còn một số thí nghiệm tiến hành khó thành công hoặc không được làm vì tính chất độc hại của nó. Việc tiếp thu kiến thức của các em cũng còn hạn chế, nhiều vấn đề còn mơ hồ, chưa thể hiểu bản chất của sự việc, hiện tượng khi giáo viên diễn giảng. Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào các nhà trường. Một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập.Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trong các trường học ở nước ta còn rất hạn chế, vì vậy phải không ngừng đầu tư, bồi dưỡng, cải tiến để nâng cao chất lượng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chúng ta không nên bằng lòng với những gì có sẵn mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, khai thác nó và biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, cho mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp học tập. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới “ xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn”. Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục - Đào tạo và của Sở giáo dục – Đào tạo Phú thọ cũng như của Phòng Giáo dục - Đào tạo Lâm Thao, bản thân tôi nhận thức được rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc dạy học là một trong những hướng đổi mới tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng dãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã học tập và mạnh dạn đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy trong những năm vừa qua. Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với bộ môn vật lí đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Trong sáng kiến “ứng dụng phần mềm viôlet trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lý THCS ”, tôi đưa ra những ý kiến , kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như một số tiết dạy mà tôi đã thử nghiệm trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các tiết dạy tiếp theo của mình cũng như của đồng nghiệp trong chính khoá và ngoại khoá của bộ môn vật lý. Phần II: giải quyết vấn đề I . Cơ sở lí luận và thực tiễn. Cơ sở lí luận Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật và công nghệ quan trọng. Sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn vật lí có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra ở họ những nhận thức, năng lực hành động và phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học. Môn vật lí có những khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy lôgic và tư duy biện chứng, hình thành ở họ niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhận thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống. Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hoá. Sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu về tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề của con người ngày nay càng phải nâng cao không ngừng và đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ XXI. Xu thế chung là đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn kinh tế – xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng những con người mới năng động sáng tạo” về mục tiêu đào tạo là hình thành thế hệ trẻ phát triển toàn diện: “ nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có tri thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần”(Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII). Cùng với những cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội yêu cầu cải cách giáo dục cũng đã được đặt ra. Người ta đề cập nhiều đến chất lượng giáo dục, đến chương trình sách giáo khoa cho các cấp, đến đổi mới phương pháp dạy học. Trước thực tiễn mới của giáo dục quốc tế và giáo dục trong nước, công cuộc cải cách sách giáo khoa vẫn tiếp tục được bộ Giáo dục - Đào tạo tiến hành đặc biệt là việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp giáo dục.Nghị quyết TW II khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “ Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học vật lí nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ....Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử ( hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học vật lí nói riêng được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu quả tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. 2. Cơ sở thực tiễn Trường THCS Cao Xá được thành lập từ năm 1947. Năm 2006 nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 đến nay đang xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn II. Trường THCS Cao Xá luôn được địa phương và các cấp quan tâm. Trường đã đầu tư một phòng máy với 20 máy vi tính, 1 máy Laptop và hai máy chiếu đa năng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ năm học 2008 Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lí giáo dục, từ đó đến nay việc chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của trường THCS Cao Xá được coi là việc làm thường xuyên. Năm học 2010 – 2011, Trường đã tổ chức cho 134 em học sinh lớp 6 + 9 học ngoại khoá tin học và 208 học sinh lớp 7 + 8 học môn tự chọn tin học. Bồi dưỡng cho 14 em học sinh lớp 9 giải toán qua mạng. Vào đầu năm học 2010-2011 nhà trường tiếp tục đầu tư thêm 4 máy vi tính cho các tổ chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tự nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Qua việc tiếp cận công nghệ thông tin tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về công nghệ thông tin. Đặc biệt là làm thế nào để ứng dụng trong dạy học bộ môn vật lí có hiệu quả. Dưới sự chỉ đạo của phòng Giáo dục - Đào tạo, sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã mạnh dạn và cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Do vậy trong năm học vừa qua, nhà trường cũng như bộ môn tôi phụ trách đã đạt kết quả cao. II.Giả thuyết 1. mục đích nghiên cứu Vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến phương pháp dạy học. Trong đó việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng của nhà trường. ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông. Qua thực tế ở trường THCS Cao Xá đã chứng minh điều đó, có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. 2. Đối tượng nghiên cứu. Đây là sáng kiến “ứng dụng phần mềm viôlet trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lý THCS” nên tôi tập chung nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chính khoá môn vật lí và các hoạt động ngoại khoá tại trường THCS Cao Xá 3. Nhiệm vụ của sáng kiến Sáng kiến này tập chung nghiên cứu về việc “ứng dụng phần mềm viôlet trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lý THCS” trong chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đồng thời đưa ra một số kỹ năng, hình thức phù hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường phổ thông hiện nay. 4. Phạm vi sáng kiến Sáng kiến tập trung nghiên cứu việc “ứng dụng phần mềm viôlet trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lý THCS” trong dạy học vật lí chính khoá và các hoạt động ngoại khoá tại trường THCS Cao Xá và các trường THCS của huyện Lâm Thao. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1 Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin bằng các tri giác trực tiếp 5.2 Phương pháp điều tra: Là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn bản của học sinh trong trường về học tập có sử dụng công nghệ thông tin. 5.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước có liên quan đến Sáng kiến như thế nào? Đã giải quyết ra sao? liên quan đến đâu... 5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn tại trường, đem lí luận phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận, những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển toàn diện. III.Quá trình thực hiện giải pháp mới - Hiện nay công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ như vũ bão. Các nhà khoa học khẳng định: Chưa có một ngành khoa học công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như tin học. - Việc ứng dụng tin học trong nhà trường rất đa dạng và phong phú, tin học trong dạy học có thể tiếp cận nhiều phương tiện, là công cụ tiện ích trong các môn học nói chung và môn học vật lí nói riêng. - Trên thế giới ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên của nhiều nước. - Vào đầu năm 2008, tình cờ tôi tiếp cận với phần mềm Violet là công cụ giúp cho giáo viên tự xây dựng được bài giảng trên máy tính một cách hiệu quả và nhanh chóng, tôi đã bắt tay vào việc soạn bài giảng trên máy tính. Đặc biệt với 3 lần sinh hoạt chuyên môn liên trường gần đây, tôi đã mạnh dạn đưa bài giảng Violet lên trình chiếu, qua trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp của ba trường bạn: Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương. các đồng nghiệp đều đánh giá cao về “ứng dụng phần mềm viôlet trong soạn giảng giáo án điện tử môn vật lý THCS”. Điều đó là một động viên lớn cho tôi, thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu bản sáng kiến kinh nghiệm này. 1.Giới thiệu phần mềm viôlet: Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh từ tiểu học đến THPT. Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi. Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quy trình chạy các đoạn phim v.v... Violet cũng có các module công cụ cho soạn thảo văn bản nhiều định dạng (Rich Text Format). Ngoài ra, Violet cũng cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như: Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: Một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v... Bài tập ô chữ: Học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. Bài tập kéo thả chữ, kéo thả hình ảnh: Học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này cũng có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện. Violet cũng cho phộp chọn nhiều kiểu giao diện (skin) khỏc nhau cho bài giảng, tựy thuộc vào bài học, mụn học và ý thớch của giỏo viờn. Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phộp xuất bài giảng ra thành một thư mục chứa file EXE hoặc file HTML chạy độc lập, tức là khụng cần Violet vẫn cú thể chạy được trên mọi mỏy tớnh, hoặc đưa lờn mỏy chủ thành cỏc bài giảng trực tuyến để sử dụng qua mạng Internet. Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dựng, ngụn ngữ giao tiếp và phần trợ giỳp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phự hợp với cả những giỏo viờn khụng giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khỏc, do sử dụng Unicode nờn font chữ trong Violet và trong cỏc sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhỡn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trờn thế giới. T
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_tailieu_trong_soan_g.doc