Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài giảng E-learning vào giảng dạy cho học sinh Tiểu học
4. Phần mô tả sáng kiến:
4.1. Thuyết minh giải pháp mới, cải tiến (giải pháp mới hoàn toàn hoặc đã được mô tả nhưng chưa được áp dụng hay cải tiến từ cái đã có);
- Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, …và tuân thủ một trong các chuẩn AICC, SCORM nhằm tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.
- Bài giảng E-learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học, học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- E-learning là bài giảng của giáo viên được soạn thảo trên nền web, để giúp cho giáo viên tiểu học tạo một bài giảng E-learning được dễ dàng hơn mà không cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình mạng, việc sử dụng phần mềm Adobe prsenter là một giải pháp mang lại hiệu quả cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài giảng E-learning vào giảng dạy cho học sinh Tiểu học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀO GIẢNG DẠY CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Hà Tĩnh, tháng 4 năm 2019 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 0-1: Mô hình E-Learning 5 Hình 0-2 Cài đặt Adobe Presenter:Khởi động chương trình 8 Hình 0-3. Cài đặt Adobe Presenter: Nhập Key 9 Hình 0-4. Cài đặt Adobe Presenter:Chọn đường dẫn cài đặt 9 Hình 0-5. Cài đặt Adobe Presenter:Chương trình bắt đầu cài đặt 9 Hình 0-6 Cài đặt Adobe Presenter: Tiến hành cài đặt 10 Hình 0-7.Cài đặt Adobe Presenter: Kết thúc cài đặt 10 Hình 0-8.Cài đặt Adobe Presenter:Kiểm tra cài đặt thành công 10 Hình 0-9.Cài đặt Quick time: 11 Hình 0-10.Cài đặt Quick time: 11 Hình 0-11.Cài đặt Quick time: 11 Hình 0-12.Cài đặt Adobe Presenter: 12 Hình 0-13.Cài đặt Quick time: 12 Hình 0- 14.cấu trúc logic nội dung bài học: 16 Hình 0-15.Tổ chức lưu trữ tài liệu 17 Hình 0-16.Trang mở đầu 18 Hình 0-17.Nội dung kiến thức: Các dạng thông tin 18 Hình 0-18.Nội dung kiến thức: Thông tin dạng âm thanh 18 Hình 0-19.Cũng cố bài học 19 Hình 0-20.Cài đặt trình bày 19 Hình 0-21.Thiết lập thông tin ban đầu 20 Hình 0-22.Thiết lập quản lý slide 20 Hình 0-23.Lựa chọn người thuyết minh 21 Hình 0-24. Chèn video trong Adobe Presenter 21 Hình 0-25.Chèn âm thanh trong Adobe Presenter. 21 Hình 0-26.Thiết lập giao diện bài giảng trong Adobe Presenter 22 Hình 0-27.Biên tập chủ đề 22 Hình 0-28.Xuất bản bài giảng trong Adobe Presenter: 23 Hình 0-29. Slide mở đầu 23 Hình 0-30.Slide khởi động 23 Hình 0-31.Slide nội dung kiến thức 24 Hình 0-32.Slide Cũng cố bài học 24 Hình 0-33.Slide kết thúc bài học 24 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa E-Learning Electronic Learning SCORM Sharable Content Object Reference Model AICC Aviation Industry Computer-Based Training Committee SMS Short Message Services CD-ROM Compact Disc Read Only Memory CNTT Công nghệ thông tin SGK Sách giáo khoa hfghMẪU: M2 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2018-2019 Họ và tên: Lê Thị Hạt Chức vụ, đơn vị: Giáo viên, Trường Tiểu học Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh 1. Tên sáng kiến: Xây dựng bài giảng E-learning vào giảng dạy cho học sinh tiểu học. 2. Mô tả ngắn gọn các giải pháp cũ thường làm: - Bài giảng bị giới hạn về không gian và thời gian nên học sinh học tập thụ động thiếu kỹ năng tìm hiểu và sử dụng tài liệu tham khảo có định hướng và tư vấn của giáo viên (ngoài giờ học theo thời khóa biểu) dẫn đến các em có thái độ, phương pháp và kết quả môn học chưa tốt. - Việc tích hợp hình ảnh và âm thanh chưa làm tăng tính hấp dẫn của bài học. - Học sinh không thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức chưa cao. - Bài giảng không thường xuyên được cập nhật và đổi mới nên chưa đáp ứng với nhu cầu học tập của học sinh. - Thiết kế bài giảng điện tử chỉ cho giáo viên giảng dạy sử dụng không thể cho nhiều người sử dụng. - Học sinh học tập qua mạng với chi phí cho khóa học cao. 3. Mục đích của giải pháp: Xây dựng bài giảng E-learning để học sinh học trực tuyến tại trường Tiểu học 4. Phần mô tả sáng kiến: 4.1. Thuyết minh giải pháp mới, cải tiến (giải pháp mới hoàn toàn hoặc đã được mô tả nhưng chưa được áp dụng hay cải tiến từ cái đã có); - Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, và tuân thủ một trong các chuẩn AICC, SCORM nhằm tăng tính hấp dẫn cho bài giảng. - Bài giảng E-learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học, học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. - E-learning là bài giảng của giáo viên được soạn thảo trên nền web, để giúp cho giáo viên tiểu học tạo một bài giảng E-learning được dễ dàng hơn mà không cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình mạng, việc sử dụng phần mềm Adobe prsenter là một giải pháp mang lại hiệu quả cao. 4.2. Thuyết minh về khả năng áp dụng sáng kiến (đánh giá triển vọng của việc áp dụng với quy mô rộng rãi; mô tả cụ thể các bước tiến hành và những điều kiện cơ bản, bài học kinh nghiệm để căn cứ vào đó có thể thực hiện được sáng kiến); - Xây dựng phương pháp dạy học mới phù hợp với yêu cầu xã hội; - Triển khai lên internet hỗ trợ mô hình dạy học từ xa; - Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh, đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành; - Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng; - Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học; - Lấy người học là trung tâm; - Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả. 4.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội sáng kiến mang lại, dẫn chứng số liệu và kết quả phân tích về hiệu quả đó; nêu ý nghĩa của việc áp dụng sáng kiến); Xây dựng phương pháp dạy học mới phù hợp với yêu cầu xã hội. 4.4. Các tài liệu khác gửi kèm theo: Sơ đồ công nghệ, hình vẽ, ảnh chụp, mô hình, sản phẩm chế thử. 5. Cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền: Tôi xin cam đoan các giải pháp mà tôi trình bày trong sáng kiến không sao chép ở bất kì tài liệu nào. Tp. Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 4 năm 2019 Tác giả sáng kiến Lê Thị Hạt MỞ ĐẦU Bối cảnh của đề tài Với sự lan truyền ứng dụng rỗng rãi của công nghệ 4.0, các lĩnh vực, ngành nghề khi đó sẽ tự động hóa thay thế con người và đòi hỏi yêu cầu về kỹ năng lao động của con người ngày một cao. Khi đó nếu người lao động không nâng cao năng lực tay nghề , kỹ năng thích ứng nhanh sẽ bị đào thải khỏi thị trường lao động. Vì vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với những cơ hội và thách thức được đưa ra với nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực quan trọng, nơi đào tạo cung cấp nguồn lực có chất lượng cho thị trường lao động. Để tạo ra nguồn lực có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn 4.0 các trường học cần phải thay đổi tư duy quá trình dạy và học, đội ngũ giáo viên cần phải đổi mới quá trình dạy, từ cách dạy truyền thống trước đây sang phương pháp dạy học hiện đại phù hợp với thời đại 4.0 bằng cách chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học, phát huy tối đa tiềm năng của người học. Những năm học gần đây việc học trực tuyến không còn mới mẻ đối với các trường học, xu hướng áp dụng học trực tuyến đang ngày càng phát triển, việc học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho người học và dạy, các em có thể chủ động trong việc bố trí thời gian, lựa chọn bài học phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Để đáp ứng nhu cầu thực tế trên và nhằm khuyến khích giáo viên xây dựng các bài giảng E-learning góp phần xây dựng kho bài giảng E-learning của Bộ giáo dục nên từ đầu năm học 2017-2018 tới nay, là một giáo viên tin học với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở trường Tiểu học Thạch Hạ nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã chọn đề tài: Xây dựng bài giảng E-learning vào giảng dạy cho học sinh Tiểu học. Lý do chọn đề tài Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 đã nhấn mạnh: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập để đáp ứng nhu cầu của người học thì bài giảng điện tử E-learning là một công cụ thông dụng và ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng hình thức học tập trực tuyến phát triển mạnh mẽ hiện nay. Chính vì vậy các phần mềm thiết kế bài giảng E-learning cũng tăng lên theo nhu cầu, hiện nay có một số phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng như LectureMaker, Violet, Adobe Presenter, ISpring Presenter, V-ISpring Suit.. Tuy nhiên việc ứng dụng bài giảng điện tử E-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM thiết kế trên phần mềm Adobe Presenter được các giáo viên Tiểu học sử dụng phổ biến. Đặc điểm nổi bật Adobe Presenter là sử dụng khả năng mạnh mẽ của Ms PowerPoint để soạn thảo nội dung. Song ngoài ra, nó còn thể hiện được những tính năng ưu việt khác như: Chèn đa phương tiện ( Flash, âm thanh, hình ảnh ) vào các nội dung trình chiếu trong bài giảng. Chèn các câu hỏi tương tác lên bài giảng, đóng gói và xuất bản bài giảng theo nhiều định dạng khác nhau. Bài giảng điện tử E-Learning có những ưu điểm vượt bậc so với bài giảng trình chiếu sử dụng MS PowerPoint như: Đào tạo trực tuyến. Đào tạo từ xa qua mạng. Giáo dục thường xuyên. Học tập suốt đời. Tự học, cá nhân hóa việc học, lấy học sinh là trung tâm. Học mọi nơi, mọi lúc, mọi thứ cần. Tạo cơ hội bình đẳng trong học tập. Như vậy, một trong những ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến nhất là giáo viên lên lớp bằng giáo án điện tử, thay vì bảng đen phấn trắng với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ click chuột vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung kiến thức cần truyền đạt dưới nhiều hình thức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang phát triển ở các lớp học phổ thông. Nhiều giáo án điện tử ra đời, tuy nhiên giáo án điện tử không chỉ đơn thuần là biểu diễn các đoạn văn bản thuần tuý, hình ảnh đơn điệu của các slide trình chiếu mà điều quan trọng nhất là phải thể hiện được những gì mà dạy học bằng phương pháp truyền thống không thể đáp ứng được. Hơn nữa, nhằm thiết kế một bài giảng điện tử không chỉ cho chính giáo viên giảng dạy mà còn cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Trong thời gian qua, ngoài việc sử dụng giáo án điện tử thiết kế trên Powepoint đã được sử dụng rộng rãi thì giáo án điện tử E-learning đã và đang dần được ứng dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng, đặc biệt là ứng dụng cho các chương trình đào tạo từ xa. Các trường Tiểu học cũng đang lập các trang Website không ngoài mục đích đưa ra các bài giảng E-learning để giúp cho các em học sinh học tập trực tuyến của trường. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là “Bài giảng E-learning”. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bài giảng E-learning ở một số môn học Tiểu học Mục đích nghiên cứu: - Làm nổi bật vai trò của bài giảng E-learning trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. - Các phương pháp thiết kế bài giảng E-learning thông qua các phần mềm MS PowerPoint, Adobe Presenter, nhằm để bài giảng đạt chuẩn quốc tế SCORM. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Xây dựng phương pháp dạy học mới phù hợp với yêu cầu xã hội; - Triển khai lên internet hỗ trợ mô hình dạy học từ xa; - Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh, đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành. - Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng. - Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học. - Lấy người học là trung tâm. - Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm giáo án điện tử: Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử. 2. Khái niệm bài giảng điện tử: Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy-học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy vi tính tạo ra. - Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường này, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), phim video (video clip) - Đặc trưng của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học được số hoá (để lưu vào máy tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền thụ kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình diễn trong môi trường Multimedia thông qua một phần mềm. Nhờ đó mà kiến thức truyền tải tới học sinh theo các kênh và các kiến thức khác nhau. Như vậy cùng với máy tính bài giảng điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trên nhiều phương diện do hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. 3. Khái niệm bài giảng E-learning: Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC - Bài giảng E-learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. - Bài giảng E-learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. Hình 0-1: Mô hình E-Learning Trong đó: - Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được tạo bởi các phần mềm như Reload, eXe - Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học sinh bằng e-mail, học sinh học trên website, học qua đĩa CD - Rom multimedia - Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet... - Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng, 4. Một số hình thức E-learning: 1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. 2) Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_giang_e_learning_vao_gian.docx