Sáng kiến Một số kinh nghiệm thiết kế các bài giảng E – Learning trên bảng tương tác để dạy trẻ trong trường Mầm Non

2. Thiết kế các bài giảng điện tử dạy trẻ trong trường mầm non
2.1 Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về kiến thức thiết kế bài giảng E-Learning trên bảng tương tác.
Ngày nay, khi công nghệ thông tin đang trên đà phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy càng được chú trọng. Thực hiện theo thông tư 03/2004/TT-BTTTT và thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, bản thân tôi đã tự học và thi lấy chứng chỉ theo quy định trong thông tư. Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long biên cũng đã tổ chức cho giáo viên tập huấn một số buổi về: ứng dụng CNTT trong giảng dạy, Thiết kế bài giảng trên Powerpoint, Sử dụng phần mềm Photoshop, Thiết kế bài giảng điện từ thông qua phần mềm Adobe presenter. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã kịp thời tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường tập huấn sử dụng bảng tương tác, học tập phần mềm ứng dụng trên bảng Activ Inspire và Activ Board.

Ngoài ra, bản thân tôi cũng tự học trên mạng, tự tìm tòi, nghiên cứu các phần mềm mới, việc ứng dụng các phần mềm đó như thế nào và cách sử dụng ra sao luôn được tôi quan tâm đến. Tôi gặp nhiều khó khăn trong việc phải kết hợp nhuần nhuyễn ứng dụng phần mềm Activ Inspire và những ứng dụng khác để thiết kế bài giảng E-Learning như: Ispring, Camtassia, Violet...

Mỗi khi gặp khó khăn, tôi thường lên mạng tìm cách khắc phục, hoặc nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp, cùng nhau phối hợp để tìm ra hướng giải quyết. Ngoài ra, tôi còn tự học ở nhà bằng cách nghiên cứu các tài liệu: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Camtassia, Một số ứng dụng phần mềm đa phương tiện vào cuộc sống...

doc 32 trang Phương Chi 22/06/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một số kinh nghiệm thiết kế các bài giảng E – Learning trên bảng tương tác để dạy trẻ trong trường Mầm Non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một số kinh nghiệm thiết kế các bài giảng E – Learning trên bảng tương tác để dạy trẻ trong trường Mầm Non

Sáng kiến Một số kinh nghiệm thiết kế các bài giảng E – Learning trên bảng tương tác để dạy trẻ trong trường Mầm Non
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Có thể nói rằng công nghệ thông tin (CNTT) đang được ứng dụng vào đời sống của mỗi chúng ta ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực bởi hiệu quả kinh tế và sự tiện dụng mà nó mang lại. Không chỉ vậy CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. “ Ứng dụng công nghệ thông tin” trong các hoạt động giáo dục đã không còn là một cụm từ mới mẻ đối với giáo viên mầm non. Ngay từ những năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cuộc vận động "Năm học ứng dụng CNTT trong giảng dạy". Công nghệ thông tin phát triển đã mang lại hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Vì vậy năm học 2016 – 2017, để đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học. Sở GD&ĐT đã xác định ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng ở trường mầm non là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Trường mầm non nơi tôi công tác là trường học ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Do vậy là một giáo viên trẻ của trường tôi luôn cố gắng tìm tòi ra những phương pháp giảng bài tốt nhất cho trẻ. Tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã tạo sự lôi cuốn mạnh mẽ khả năng tập trung của trẻ vào bài học. Chỉ bằng một click chuột, cả thế giới như mở ra với những điều mới lạ trước mắt trẻ, đó là những hình ảnh ngộ nghĩnh, âm thanh vui nhộn, các bé thoả thích ngắm nhìn và say mê khám phá. Từ đó, trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận biết đúng sai về các hình ảnh, đồ vật. Với phương pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy, hình ảnh động và thật sẽ giúp trẻ hứng thú và nhận thức một cách hoàn toàn chính xác đâu là con vật sống trong rừng đâu là con vật nuôi trong nhà, đâu là con vật sống dưới nước, đâu là con vật sống trên cạn.
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp giáo viên không những thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp mà còn giúp giáo viên chuẩn bị nhẹ nhàng hơn, giảm đi gánh nặng làm đồ dùng cho mỗi tiết học. Vớí yêu cầu của chương trình học mầm non mới, giáo viên không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng những phần mềm sẵn có mà Bộ GD & ĐT đã xây dựng cung cấp mà đòi hỏi giáo viên tự thiết kế các bài giảng theo các chủ đề, kiến thức khác nhau để cả cô và trẻ cùng được thao tác trên máy tính, giúp trẻ thực hành được nhiều hơn, góp phần hình thành bước đầu một số kĩ năng đơn giản cho trẻ khi tiếp cận với CNTT. 
Việc cho trẻ làm quen với bảng tương tác giúp trẻ rút ngắn con đường tiếp cận tri thức, bảng tương tác như thể cầu nối giúp trẻ trải nghiệm được tốt hơn, khơi gợi ở trẻ sự hứng thú cũng như đáp ứng kịp thời được sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, bắt kịp thời đại CNTT hiện nay. Dưới con mắt của trẻ, bảng tương tác như một chiếc smartphone kích cỡ lớn hay một ‘Ipad khổng lồ” mà trẻ có thể sử dụng tay trực tiếp thao tác.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp ứng dụng cho việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ. Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ và phần mềm tin học vào công tác dạy học trong trường mầm non, đồng thời hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế, sưu tầm các nguồn tư liệu và trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm thiết kế các bài giảng E – Learning trên bảng tương tác để dạy trẻ trong trường mầm non”.
II /GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Thực trạng của vấn đề
a. Thuận lợi
 * Nhà trường:
- Trường tôi là một trong số những trường mới được xây dựng và được trang bị đồ dùng, trang thiết bị dạy học theo mô hình trường học điện tử với cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại đồng bộ. Mỗi lớp học được trang bị 1 bộ đồ dùng gồm: Một bộ máy tính, loa và micro trợ giảng, máy chiếu đa vật thể, ti vi kết nối internet, đàn, đài, đầu đĩa, máy chiếu và màn chiếu cố định, bút trình chiếu slide, hệ thống camera và wiffi phủ sóng toàn trường...
- Phòng GD – ĐT Quận luôn quan tâm, tạo điều kiện mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công nghệ thông tin, các lớp học về phần mềm, các hội thi công nghệ thông tin cấp quận và cấp thành phố nên tôi cũng có nhiều cơ hội học hỏi, tham khảo, tổng hợp và rút kinh nghiệm cho mình rất nhiều trong việc đưa công nghệ thông tin vào công tác giáo dục trẻ.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, trình độ chuyên môn cao, luôn yêu nghề mến trẻ và hăng say trong công việc, 100% giáo viên có chứng chỉ tin học,70% giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử, 100% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ chuẩn theo tham chiếu Châu Âu (Tiếng Anh) và thường xuyên được học tập tham gia vào các lớp bồi dưỡng tin học nâng cao do Sở giáo dục và Phòng Giáo dục- Đào tạo quận tổ chức.
- Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khoá nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm PowerPoint, phần mềm Photoshop, Phần mềm Active Inspire, Phần mềm Active Board, Phần mềm Ispring. 
* Giáo viên
- Lớp có 2 giáo viên đều có trình độ cao đẳng - đại học và có khả năng sử dụng máy tính tương đối tốt.
- Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học. (Đã qua các lớp bồi dưỡng tin học của Quận đạt loại khá giỏi), tham gia hội thi CNTT cấp quận và cấp thành phố năm học 2016 - 2017 đã đạt giải cao.
- Thường xuyên được tham gia vào các lớp tập huấn về công nghệ thông tin do Phòng Giáo dục & Đào tạo quận và trường tổ chức. 
* Trẻ
- Trẻ cùng chung một độ tuổi nên nhận thức mang tính tương đồng. Đa số trẻ đều học hỏi và tích cực trong các hoạt động.
- Một số trẻ trong lớp được học lớp năng khiếu tiếng anh, vi tính
- Trẻ được làm quen và tiếp cận với CNTT ngay từ gia đình nên không gặp nhiều trở ngại trong việc làm quen với các thiết bị hiện đại tại trường lớp.
- Phụ huynh trong lớp hết sức tạo điều kiện cho giáo viên trong việc cung cấp nguồn tư liệu, hỗ trợ giáo viên trong công tác giúp trẻ làm quen với CNTT tại gia đình.
b. Khó khăn
- Bản thân tôi cũng như các giáo viên khác mặc dù được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cấp lãnh đạo và nhà trường nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen và tập huấn sơ bộ về những phần mềm mới, việc thực hành trực tiếp trên các phần mềm vẫn gặp nhiều khó khăn, đa phần chúng tôi phải tự khắc phục, tự tìm hiểu và nghiêm cứu thêm ở các tài liệu hướng dẫn khác.
- Trong thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non nói chung cũng như trường tôi nói riêng vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều.
+ Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, trong điều kiện của cá nhân tôi có thể tiếp cận và cập nhật các thông tin này còn nhiều khó khăn, do vậy còn lúng túng trong quá trình sử dụng.
- Kho bài giảng điện tử chưa có nhiều bài giảng E-Learning.
- Các lớp tập huấn tin học về các phần mềm mới như Violet, Ispring, Camtasia chưa nhiều, bản thân thường phải tự học, tự nghiên cứu.
- Việc khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu chưa triệt để.
- Việc cài đặt và sử dụng các phần mềm thường xuyên bị gián đoạn do bản quyền phần mềm hoặc các lỗi liên quan đến Key và bản Crack, chi phí mua bản quyền cao, sự tương tác giữa các phần mềm chưa ăn khớp dẫn đến việc lúng túng trong việc sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm hỗ trợ giảng dạy khác nhau.
- Do đặc thù của giáo viên mầm non, chúng tôi có rất ít thời gian và gần như không có khoảng thời gian trống nào cho việc thiết kế giáo án chính vì vậy hầu như tôi phải tận dụng hết thời gian trong ngày và kết hợp giờ trực trưa để thực hiện các ý tưởng của mình vào các môn học.
2. Thiết kế các bài giảng điện tử dạy trẻ trong trường mầm non
2.1 Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về kiến thức thiết kế bài giảng E-Learning trên bảng tương tác.
Ngày nay, khi công nghệ thông tin đang trên đà phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy càng được chú trọng. Thực hiện theo thông tư 03/2004/TT-BTTTT và thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT, bản thân tôi đã tự học và thi lấy chứng chỉ theo quy định trong thông tư. Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long biên cũng đã tổ chức cho giáo viên tập huấn một số buổi về: ứng dụng CNTT trong giảng dạy, Thiết kế bài giảng trên Powerpoint, Sử dụng phần mềm Photoshop, Thiết kế bài giảng điện từ thông qua phần mềm Adobe presenter. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã kịp thời tổ chức cho tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường tập huấn sử dụng bảng tương tác, học tập phần mềm ứng dụng trên bảng Activ Inspire và Activ Board.
Một số hình ảnh về buổi tập huấn tại trường:
Ngoài ra, bản thân tôi cũng tự học trên mạng, tự tìm tòi, nghiên cứu các phần mềm mới, việc ứng dụng các phần mềm đó như thế nào và cách sử dụng ra sao luôn được tôi quan tâm đến. Tôi gặp nhiều khó khăn trong việc phải kết hợp nhuần nhuyễn ứng dụng phần mềm Activ Inspire và những ứng dụng khác để thiết kế bài giảng E-Learning như: Ispring, Camtassia, Violet... 
Mỗi khi gặp khó khăn, tôi thường lên mạng tìm cách khắc phục, hoặc nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp, cùng nhau phối hợp để tìm ra hướng giải quyết. Ngoài ra, tôi còn tự học ở nhà bằng cách nghiên cứu các tài liệu: Hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Camtassia, Một số ứng dụng phần mềm đa phương tiện vào cuộc sống...
Một vài hình ảnh về các tài liệu mà tôi đã nghiên cứu:
Hình ảnh minh họa
Nội dung nghiên cứu

- Những ứng dụng của tin học trong cuộc sống.
- Một số phần mềm cơ bản thường xuyên được ứng dụng.
- Những thủ thuật trong khi sử dụng máy tính.

- Tầm quan trong của công nghệ thông tin.
- Một số địa chỉ tin cậy về đạo tạo CNTT tại Việt Nam.


- Một số kỹ thuật ứng dụng trong công nghệ thông tin.
- Những thủ thuật trong khi sử dụng các phần mềm.
- Nội dung tra từ điển những mã code hoặc các lỗi Erro khi sử dụng máy tính.


- Những nội dung cơ bản dành cho người mới bắt đầu học Microsoft Word 2016.
- Hướng dẫn sử dụng và những thủ thuật đơn giản ứng dụng trong Word 2016.

- Từ điển Tiếng Anh chuyên ngành CNTT giúp tra cứu khi sử dụng các phần mềm mới chưa được Việt hóa.
- Tầm quan trọng của Tiếng Anh trong khi sử dụng các phần mềm tương tác mạng Internet.

- Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS4.
- Những thủ thuật đơn giản tạo hiệu ứng ảnh đặc biệt để trang trí.
2.2 Khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu hình ảnh trên internet 
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng .     
Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng.
Tuy nhiên, để hiểu và sử dụng Internet một cách có hiệu quả nhất, người giáo viên phải làm việc gì và cần có yêu cầu gì? Theo nhiều GV có kinh nghiệm trong khai thác Internet phục vụ công tác giảng dạy của mình đã chỉ ra rằng: Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.
Tìm kiếm thông tin bằng Google
 - Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ:  (trang Google Mỹ) hoặc  (trang Google Việt Nam)
 Tất nhiên, chúng ta sẽ sử dụng trang Google Việt Nam. Đầu tiên là chúng ta truy cập vào trang này:(Chú ý là khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode). Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta chỉ cần quan tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh. Về tìm kiếm trang Web, tôi xin lấy một số ví dụ như sau:
VD1: Khi cần tìm hình ảnh về Văn Miếu, ta gõ: Văn miếu
Một số trang Web phục vụ cho dạy và học.
Trang Web thư viện bài giảng: 
Trang Web dạy học trực tuyến: 
Mạng giáo dục edunet: 
Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký.
 Lưu các địa chỉ thường dùng trong Favorites
 Có những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần dùng ta không phải tìm kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm được điều này chúng ta Add tên các trang Web vào menu Favorites:
B1: Mở trang Web cần Add.
B2: Vào menu Favorites chọn Add to Favorites ® OK
Cách sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu Fovorites ® chọn tên trang Web cần mở. 
2.3: Lựa chọn các môn học để xây dựng bài giảng  
Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy.
Ví dụ: Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào các loại tiết như Văn học, làm quen chữ viết, toán, tạo hình, trò chơi âm nhạc.
 Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải lắm vững phương pháp của từng bộ môn, từng loại tiết theo từng độ tuổi.
Tuy nhiên theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không.
 - Mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của trẻ . 
- Nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề dựa trên nhận thức của trẻ và phù hợp với từng độ tuổi
- Nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người soạn giáo án).
2.4: Sử dụng các phần mềm xây dựng bài giảng
 Ngày nay, với sự tiến b

File đính kèm:

  • docsang_kien_mot_so_kinh_nghiem_thiet_ke_cac_bai_giang_e_learni.doc