Skkn một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non tuyết nghĩa

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Trình bày các bước/quy trình thực hiện giải pháp mới

1.1 Sử dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc

Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc.

Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhậy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ các kĩ năng nghe nhạc.

Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế các trò chơi âm nhạc nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint, Total Video Converter để làm các trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo.

Phần mềm powerpoint là một phần mềm rất quen thuộc với rất nhiều người, tuy nhiên để khai thác và sử dụng nó một cách triệt để và hiệu quả nhất thì không phải ai cũng làm được. Trên thực tế ở trường tôi, các giáo viên đều có thể sử dụng phần mềm này để trình chiếu các văn bản và trình chiếu một số các hình ảnh phù hợp với từng chủ điểm nhưng để thiết kế và tạo ra được các trò chơi trên máy vi tính cho trẻ chơi thì không phải giáo viên nào cũng làm được.

docx 13 trang Phương Chi 11/04/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Skkn một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non tuyết nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Skkn một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non tuyết nghĩa

Skkn một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non tuyết nghĩa
TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON TUYẾT NGHĨA
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo dục mầm non là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất ,tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp cần thiết với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Những gì mà trẻ đạt được ở độ tuổi này có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy người giáo viên mầm non không chỉ cần có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà còn phải nắm vững mục tiêu, nội dung, đặc biệt là phương pháp giáo dục trẻ ở từng độ tuổi. Hơn thế nữa trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay người giáo viên cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Việc sử dụng CNTT vào trong công tác giảng dạy trẻ mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng cho trẻ mầm non.
Trong thời đại ngày nay - thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức việc sử dụng CNTT vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhất và đầy thử thách nhất của bậc học mầm non. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ có khả năng tiếp thu bài khác nhau. Việc sử dụng CNTT cho trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho trẻ tiếp cận với nền CNTT của nước nhà đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
 Trong năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ rất thích thú những trải nghiệm mới, thích tò mò cũng như ham học hỏi nhưng thực tế của lớp tui hoàn toàn trái ngược: Trẻ lớp tôi còn nhút nhát chưa tích cực vào các hoạt độngsử dụng CNTT. Về bản thân luôn có ý thức cao trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đồng thời tôi luôn có hứng thú trong các hoạt động có sử dụng CNTT. Xuất phát từ lí do trên nên tôi đã mạnh dạn tìm tòi và nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Tuyết Nghĩa”.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội. 
Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Tuyết Nghĩa.
3. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đưa ra một số giải pháp sử dụng CNTT vào trong các hoạt động với mong muốn giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động. Đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng tư duy cũng như phản xạ nhanh khi tham gia các hoạt động với CNTT, bước đầu giúp trẻ biết tiếp cận với CNTT. Từ đó giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện mình hơn.
I. THỰC TRẠNG 
1. Thực trạng trước khi áp dụng đề tài
Như chúng ta đã biết, trong thời đại "Bốn chấm không" thì việc sử dụng CNTT vào trong cuộc sống có vai trò rất quan trọng. Vì vậy việc sử dụng CNTT vào trong quá trình dạy học là một yêu cầu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học của các bậc học nói chung và của bậc học mầm nonnói riêng. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất chính là qua các "Bài giảng điện tử". Việc sử dụng CNTT vào trong công tác giảng dạy trẻ mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng cho trẻ mầm non. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên mầm non khi sọan giảng giáo án, tổ chức các hoạt động cần sử dụng CNTT (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point, flash, ...), để có thể góp phần nhỏ trong việc thực hiện hiệu quả chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. 
  Giáo án sử dụng CNTT là bài giảng mà giáo viên tiên liệu trước nội dung, cũng như phương pháp nhưng hình thức trình bày giáo án thông qua sự hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là các phầm mềm chuyên dụng phù hợp với từng môn học nhằm đạt được mục đích giảng dạy nhất định.
Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Quan niệm sai lệch về giáo án sử dụng CNTT: Cho rằng sử dụng phần mềm Powerpoint (violet), đưa tất cả nội dung, ý tưởng bài giảng lên trên màn hình và hiểu đó là giáo án sử dụng CNTT. Chính vì thế hoạt động của người giáo viên sẽ nhàn hơn, đỡ tốn sức hơn. Nhưng tác động ngược lại đối với người học sẽ nhàm chán và bị động, ghi chép là ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Một số giáo viên đôi khi chủ quan vì tin tưởng vào giáo án mà cá nhân đã chuẩn bị nên khi xảy ra hiện tượng cúp điện lại không xử lý được tình huống, thậm chí bị động. Tất cả lượng thông tin cần thiết cho tiết học được lưu trong bộ nhớ máy tính thay vì lưu trực tiếp ngay chính trong bộ não của người giảng viên. Cũng nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải  nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết. Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ.
Một số biện pháp tôi đã áp dụng để sử dụng CNTT trong việc tổ chức hoạt động học cho trẻ cụ thể như sau: Sử dụng các hoạt động trên powerpoint, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
- Sử dụng các hoạt động trên powerpoint: 
+ Hoạt động phát triển nhận thức: ví dụ như chủ đề động vật tôi sưu tầm tranh ảnh, rồi sau đó tôi thiết kế các slide để dạy trẻ bằng cách đặt con vật theo hiệu ứng xuất hiện, click chuột.
+ Hoạt động phát triển nhận thức: tôi cũng làm tương tự. Tôi sưu tầm những hình ảnh rồi đưa vào slide làm hiệu ứng xuất hiện cho trẻ quan sát và trò chuyện khi vào bài. Bước 2 tôi thiết kế slide cho bài dạy sau khi đã đầy đủ hình ảnh. Hoặc là tôi có thể chèn âm thanh vào những slide cho sinh động hơn.
+ Hoạt động phát triển thẩm mĩ: như hoạt động âm nhạc tôi sử dụng CNTT là máy tính để cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc. Hoặc hoạt động tạo hình ở phần nhận xét sau khi trẻ trưng bày sản phẩm cô có thể chụp những hình ảnh sản phẩm đẹp lên kết nối Smart TV, máy tính chiếu lên cho cả lớp cùng xem và tuyên dương. Điều này giúp trẻ rất thích và phấn khích.
+ Hoạt động phát triển thể chất: khi tổ chức trò chơi “Người tài xế giỏi” để củng cố vận động, cô có thể cho trẻ chọn phương tiện giao thông trên máy tính và mô phỏng hành động người điều khiển. Như vậy giúp trẻ tiếp cận được CNTT cũng là hình thức cơ bản cho trẻ nắm được kỹ năng cần thiết.
- Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh: Thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các giờ đón trả trẻ giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh kết hợp hướng dẫn thêm cho trẻ tại nhà.
+ Đối với gia đình có máy tính, Smart TV khuyến khích phụ huynh sử dụng phần mềm vui học Kidsmart hoặc cô gửi những trò chơi mà cô thiết kế cho phụ huynh cho trẻ học và chơi tại nhà. Đồng thời tuyên truyền kết hợp phụ huynh cùng dạy cho trẻ các thao tác như: di chuyển chuột, bật tắt máy, cho qua slide.... 
2. Thuận lợi, khó khăn
* Ưu điểm: 
+ Tạo cơ hội cho trẻ rèn luyện học hỏi nhiều hơn.
+ Giúp trẻ thích nghi các hoạt động nhanh và học tốt hơn.
* Tồn tại: 
Biện pháp này giúp trẻ thích nghi nhanh nhưng các hoạt động lặp lại nhiều làm cho trẻ dễ nhàm chán. Trẻ không chú ý, tập trung không cao làm hiệu quả các hoạt động giảm mạnh.  
- Năm học 2020 - 2021 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi A4, với tổng số là 34 trẻ, khi bước vào thực hiện sáng kiến tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây:
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, Uỷ ban nhân dân Huyện và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hằng năm tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn cho giáo viên.
-  Được cấp trên đầu tư về cơ sở vật chất như: hệ thống máy tính, Smart TV, máy tính kết nối mạng Internet và trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu giáo dục hiện nay.
- Hằng năm giáo viên được tập huấn sử dụng hiệu quả các trang thiết bị được cấp Smart TV, phần mềm sọa giảng giáo án. Nhà trường thuờng xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên.
- Giáo viên đã chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet.
- Bản thân có trình độ đạt chuẩn, luôn tâm huyết với nghề, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục.
* Khó khăn
- Chưa biết khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị được cấp: Smart TV, máy tính, màn hình chiếu.... 
- Khả năng khai thác về CNTT của bản thâncòn hạn chế, chưa thực sự sáng tạo, chưagiám mạnh dạn thay đổi hình thức và phương pháp giảng dạy còn tổ chức hoạt động rập khuôn, gò bó chưa phát huy tính tích cực của trẻ.
- Việc kết nối và sử dụng Internet, trang Web thành viên chưa được thực hiện triệt để, chưa sử dụng thường xuyên do thiếu kinh phí, công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế .
Bảng 1: Khảo sát chất lượng trẻ ở lớp tôi trước khi thực hiện đề tài:
Khảo sát
Trẻ/ tỉ lệ
Trình độ nhận thức
Kỹ năng hoạt động
Thái độ hứng thú
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
27 trẻ
18
16
17
17
15
19
Tỉ lệ
52,9 %
47,1%
50%
50%
44,1%
55,9%
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Trình bày các bước/quy trình thực hiện giải pháp mới
1.1  Sử dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhậy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ các kĩ năng nghe nhạc.
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, ứng dụng các phần mềm tin học để thiết kế các trò chơi âm nhạc nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint, Total Video Converter để làm các trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo.
Phần mềm powerpoint là một phần mềm rất quen thuộc với rất nhiều người, tuy nhiên để khai thác và sử dụng nó một cách triệt để và hiệu quả nhất thì không phải ai cũng làm được. Trên thực tế ở trường tôi, các giáo viên đều có thể sử dụng phần mềm này để trình chiếu các văn bản và trình chiếu một số các hình ảnh phù hợp với từng chủ điểm nhưng để thiết kế và tạo ra được các trò chơi trên máy vi tính cho trẻ chơi thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Cho nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi âm nhạc bằng phần mềm powerpoint nhằm mục đích dạy trẻ chơi trong giờ hoạt động âm nhạc. Để trò chơi âm nhạc thực sự lôi cuốn và hấp dẫn trẻ thì việc chỉ sử dụng phần mềm powerpoint thì chưa đủ mà chúng ta cần có thêm một số các phần mềm khác để hỗ trợ như:Total Video Converter, FreeSoundRecorder để hoàn thành trò chơi một cách hay nhất.
Trò chơi âm nhạc tôi xây dựng nhằm: Giúp trẻ nhớ tên các bài hát đã học, thuộc lời và giai điệu các bài hát, rèn cho trẻ khả năng tri giác, kỹ năng ghi nhớ có chủ định, tai nghe nhạc.
Ví dụ: Trò chơi “Ô cửa diệu kỳ” cách chơi trò chơi này như sau:
- Trên màn hình xuất hiện 4 ô cửa, mỗi ô cửa là hình ảnh của 1 bạn ở trong lớp. Mỗi đội lên chọn một ô cửa mình thích kích chuột vào ô cửa đó, sau mỗi ô cửa sẽ xuất hiện 1 con vật. Lúc này nhiệm vụ của từng đội là phải đoán tên bài hát có con vật đó và hát đúng bài hát đó.
- Sau đó cô sẽ lên kiểm tra nếu cô kích chuột vào phương tiện giao thông đó và bài hát đó vang lên đồng thời có tiếng “đúng rồi bạn giỏi quá” là đội đó chiến thắng. Còn khi cô kiểm tra mà không đúng bài hát đó và có tiếng “sai rồi bạn thử lại nào” thì đội đó thua và phải chơi lại.
Kết quả: Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực giờ âm nhạc
+ 97%  trẻ hát thuộc những bài hát trong chương trình
+ 95% trẻ vận động được theo nhạc. 
1.2  Sử dụng phần mềm powerpoint vào các hoạt động.
* Hoạt động làm quen văn học:
- Việc sử dụng CNTT: Giáo viên chỉ cần “nhấp chuột” là những hình ảnh sống động, âm thanh thực về câu truyện, thơ cứ lần lượt xuất hiện theo nội dung tôi cũng đỡ vất vả hơn, chỉ cần lên mạng tải những hình ảnh, âm thanh về câu truyện, khi tôi kể, đọc và kết hợp cho trẻ xem tranh ảnh trên Smart TV.
- Đồng thời tôi kết hợp thay đổi môi trường giáo dục trong hoạt động làm quen văn họcđể giúp trẻ cảm thấy thoải mái không bị bó buộc trong các hoạt động từ đó giúp các hoạt động có hiệu quả cao hơn. 
* Hoạt động khám phá: 
- Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
- Để tăng phần hứng thú cũng như hiệu quả cho các hoạt động tôi còn cho trẻ tự trải nghiệm trên Smart TV với kỹ năng này giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhẹn, mặt khác kiểm tra trí nhớ của trẻ. 
* Hoạt động làm quen chữ cái:
- Tôi ứng dụng CNTT giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn như giúp trẻ tri giác chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện, cô có thể hướng dẫn cho trẻ sử dụng máy tính hoặc Smart TV qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong các băng từ.
- Cái mới của giải pháp này là tôi cho trẻ trực tiếp tương tác với Smart TV hoặc máy tính để trẻ tiếp cận với CNTT, đồng thời giúp trẻ tư duy.
+ Thay đổi xíu môi trường giáo dục cũng giúp trẻ đỡ nhàm chán hơn trong các hoạt động, trẻ có thể nhớ bài lâu hơn. 
+ Tạo ra không khí cho các hoạt đông sôi nổi và tích cực hơn.
* Hoạt động làm quen với Toán:
- Tôi xây dựng một số trò chơi toán học sử dụng CNTT qua đó đem lại một luồng khí mới giúp trẻ làm quen các biểu tượng ban đầu về toán.
- Các trò chơi toán học này tôi thiết kế dễ d

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_vi.docx