SKKN Một số kinh thiết kế bài giảng E-Learing và thiết kế video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng học tại nhà

4.2. Sử dụng nguồn tài liệu trên mạng internet hình ảnh, video, âm thanh.
Bản thân tôi trước đây khi tổ chức hoạt động dạy cho trẻ tôi sử dụng vật thật, tranh ảnh để gây hứng thú cho trẻ chưa cao.Tôi phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh,video, âm thanh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng. Với những chăn trở đấy tôi đã biết cách sử dụng nguồi tài liệu trên mạng internet hình ảnh, video, âm thanh để tạo cho trẻ hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động trên lớp của tôi đạt hiệu quả.
Những tư liệu được bản thân tôi lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng.

..
4.3. Dùng các phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning, thiết kế video.
Trước kia khi chưa tìm hiểu thiết kế bài giảng E-Learning, thiết kế video tôi thấy rất là khó khăn, và tôi không biết sử dụng phần mềm nào để phù hợp. Để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết một số phần mềm để sử dụng trong quá trình dạy học. Một số phần mềm cơ bản để thiết kế được một bài giảng elearing và thiết kế video như Ispring 9 và phần mềm camtasia (chỉnh sửa video, âm thanh) . Đó là hai phần mềm cơ bản mà bất kể giáo viên nào thiết kế bài giảng eleaning, thiết kế video cũng phải nắm vững.
..

docx 25 trang Phương Chi 23/04/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh thiết kế bài giảng E-Learing và thiết kế video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng học tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh thiết kế bài giảng E-Learing và thiết kế video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng học tại nhà

SKKN Một số kinh thiết kế bài giảng E-Learing và thiết kế video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng học tại nhà
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2021 – 2022 có lẽ sẽ là một năm học thật là đặc biệt đối với tất cả ngành giáo dục, đặc biệt nhất là cấp học mầm non. Do tình hình dịch bệnh COVID – 19 diễn ra phức tạp, mà học sinh không thể đến trường học được. Phòng giáo dục chỉ đạo dạy học qua zoom, qua video gửi lên zalo các nhóm lớp, vì vậy mà việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học và phối hợp với phụ huynh là rất cần thiết.
Thực tế đã chứng minh phụ huynh đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong quá trình thực hiện việc hợp tác cần thiết trong mọi kế hoạch hoạt động phát triển. Họ chính là người hiểu trẻ nhất vì luôn chăm sóc và gần gũi con mình. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng là người mong đợi sự phát triển của con mình nhất, đặc biệt là sự phát triển về thể chất, giao tiếp và ngôn ngữ. Chính họ sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của con cái. Vì vậy, trong giáo dục mầm non, việc tạo ra sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh là một việc làm hết sức cần thiết, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ và nền tảng cho bậc thang cho phát triển của trẻ sau này.
Qua thời gian chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhiều năm, tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thử thách. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đòi hỏi sự say mê nhiệt huyết, có tâm với nghề của giáo viên mầm non. Trong thực tế việc áp dụng CNTT vào giảng dạy là điều cần thiết, cấp thiết để trẻ tham gia vào bài học hứng thú. Mặt khác trẻ được làm quen, tiếp cận với CNTT sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy là một phương pháp mới đa hình thức và nhiều sáng tạo. 
 Hình thức giáo dục điện tử (E-education) và đào tạo từ xa (Distance learning) gọi chung là E-Learning, dựa trên công cụ máy tính và môi trường Web , ra đời như là một hình thức học tập mới đã mang đến cho người học một môi trường học tập hiệu quả với tinh thần tự giác và tích cực. Hiện nay đa số các trường mầm non đã trang bị được hệ thống máy tính, máy chiếu nối mạng Internet tạo điều kiện cho giáo viên mầm non ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Đối với trẻ 24-36 tháng khả năng tập trung chý ý của trẻ con ít, chính vì vậy khi thiết kế bài giảng cần phải xây dựng thời gian phù hợp giúp trẻ hứng thú và những hình ảnh trong bài phải hấp dẫn, màu sắc rõ ràng, câu từ ngắn gọn, dễ hiểu. Đồng thời trẻ 24-36 tháng tuổi khả năng tiếp cận công nghệ thông tin chỉ ở mức độ quan sát hình ảnh tạo sự hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ, khả năng thực hành trên máy tính, trên bài giảng của trẻ gần như không có, cô giáo cần giúp đỡ trẻ trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy ở lứa tuổi này cô giáo vẫn là người giữ vai trò quan trọng trong quá trình trẻ học giúp trẻ bước đầu tiếp cận với những bài học có nội dung mới, phong phú hơn.
Do tình hình dịch bệnh covid – 19 ngày càng diễn ra phức tạp mà học sinh không thể đến trường được nên việc ứng dụng CNTT là cần thiết.Tôi đã đi sâu nghiên cứu và theo dõi quá trình thay đổi và phát triển tâm lý của trẻ 24-36 tháng, trăn trở làm sao để có thể đưa bài giảng E-learing, xây dựng video tiết học để phối hợp với phụ huynh dạy trẻ học tại nhà.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh thiết kế bài giảng E-Learing và thiết kế video phối hợp với phụ huynh dạy trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng học tại nhà” làm đề tài SKKN của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong quá trình thực hiện chuyên môn.
2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp phụ huynh có thể dạy con học tại nhà mọi lúc mọi nơi.
 Giúp trẻ yêu thích và tích cực tham gia vào các hoạt động.
 Phát huy được khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, phát triển ý tưởng cho trẻ .
 Đề cao tính cụ thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
 Giảm thời gian giáo viên chuẩn bị giáo án, chuẩn bị đồ dùng trong tiết dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là 19 trẻ lớp nhà trẻ D1 trường mầm non nơi tôi đang giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiên cứu sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo. Để xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong một năm học, từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 tại lớp nhà trẻ D1 trường mầm non tôi đang giảng dạy.
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng đã và đang tác động rất mạnh mẽ tới sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những nhân tố mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức. Để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để giáo dục theo kịp thời đại thì nhất thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy: ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo của bản thân để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo kịp thời phát triển xã hội.
Với các bài giảng e-Learning, video có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp, phù hợp với tình hình dịch bệnh covid19 đang diễn ra.
Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video, điện thoại...vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng thiết kế bài giảng E- learning, xây dựng video giáo viên có thể sử dụng Internet, các phần mềm hỗ trợ để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Có thể thấy việc ứng dụng CNTT vào hoạt động học cho trẻ đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
* Thuận lợi:
- Nhà trường:
	Trường tôi mới được xây dựng lại và được trang bị đồ dùng, trang thiết bị dạy học với cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại đồng bộ. Mỗi lớp học được trang bị 1 bộ đồ dùng gồm ti vi kết nối internet, đàn, đài, đầu đĩa, máy chiếu wiffi phủ sóng toàn trường...
 	Nhà trường cũng thành lập nhóm công nghệ thông tin nhằm tạo ra nơi để giáo viên trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình lên tiết.
 	Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn yêu nghề mến trẻ và hăng say trong công việc,	Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khoá nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm PowerPoint, phần mềm Photoshop, Phần mềm Active Inspire, Phần mềm Active Board, Phần mềm Ispring, phần mềm camtasia . 
- Giáo viên:
 	Lớp có 2 giáo viên đều có trình độ đại học và có khả năng sử dụng máy tính tương đối tốt.
Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học. Bản thân tôi tham gia hội thi CNTT cấp Huyện đã đạt giải cao.
 	Thường xuyên được tham gia vào các lớp tập huấn về công nghệ thông tin do Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện và trường tổ chức. 
- Trẻ:
Trẻ cùng chung một độ tuổi nên nhận thức mang tính tương đồng. Đa số trẻ đều học hỏi và tích cực trong các hoạt động.
- Phụ huynh học sinh:
	Có một số phụ huynh quan tâm đến con, thường tương tác trên zalo nhóm lớp. Gửi ý kiến phản hồi khi cô giáo yêu cầu.
* Khó khăn:
- Trẻ:
Do tình hình dịch bệnh covid 19 kéo dài mà cô và trò chưa được gặp nhau.
Trẻ còn ở với ông bà, còn 1 số gia đình không có điện thoại thông minh hay máy tính kết nối mạng.
Trẻ chưa thành thạo trong việc sử dụng máy tính, 
Nhận thức của trẻ không đồng đều.
	Trẻ còn chưa gửi bài cho cô.
- Giáo viên:
Do tình hình dịch bệnh covid 19 kéo dài mà cô và trò chưa được gặp nhau nên cô chưa nắm bắt được hết tình hình của trẻ.
Bản thân tôi cũng như các giáo viên khác mặc dù được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cấp lãnh đạo và nhà trường nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm quen và tập huấn sơ bộ về những phần mềm mới, việc thực hành trực tiếp trên các phần mềm vẫn gặp nhiều khó khăn, đa phần chúng tôi phải tự khắc phục, tự tìm hiểu và nghiêm cứu thêm ở các tài liệu hướng dẫn khác.
Thời gian để bản thân giáo viên chúng tôi nghiên cứu làm bài giảng E-Learning, xây dựng video còn hạn chế.
Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều.
Các thiết bị trình chiếu ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, trong điều kiện của cá nhân tôi có thể tiếp cận và cập nhật các thông tin này còn nhiều khó khăn, do vậy còn lúng túng trong quá trình sử dụng.
Các lớp tập huấn tin học về các phần mềm mới như Violet, Ispring, Camtasia chưa nhiều, bản thân thường phải tự học, tự nghiên cứu.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu chưa triệt để.
Việc cài đặt và sử dụng các phần mềm thường xuyên bị gián đoạn do bản quyền phần mềm hoặc các lỗi liên quan đến Key và bản Crack, chi phí mua bản quyền cao, sự tương tác giữa các phần mềm chưa ăn khớp dẫn đến việc lúng túng trong việc sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm hỗ trợ giảng dạy khác nhau.
- Phụ huynh học sinh:
	Có nhiều phụ huynh cho rằng trẻ nhà trẻ chưa biết gì, không cần phải học mà chỉ cần chông cho các con không khóc, ăn ngoan, ngủ ngoan là được. Với tình hình dịch bệnh covid 19 diễn ra phức tạp và kéo dài cấp mầm non nghỉ học tại nhà, có nhiều phụ huynh không tham gia vào nhóm lớp.
3. Những biện pháp chủ yếu
	Sau một năm thực hiện đề tài tôi đã thực hiện những biện pháp sau:
3.1. Bản thân tự sưu tầm nghiên cứu tài liệu, tư liệu để bồi dưỡng về kỹ năng CNTT cho bản thân.
3.2. Sử dụng nguồn tài liệu trên mạng internet hình ảnh, video, âm thanh.
3.3. Dùng các phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning, thiết kế video .
3.4. Thiết kế bài giảng Elearing, thiết kế video cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
3.5. Phối kết hợp với phụ huynh qua zoom, zalo nhóm lớp.
4. Những biện pháp thực hiện
4.1. Bản thân tự sưu tầm nghiên cứu tài liệu, tư liệu để bồi dưỡng về kỹ năng CNTT cho bản thân.
Trước kia bản thân tôi chỉ nghĩ rằng là công việc chăm sóc giáo dục trẻ là cô chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ. Dạy đúng và đủ theo chương trình, chăm sóc ân cần cho trẻ để được trẻ yêu cô và phụ huynh tin tưởng là đủ. Nhưng với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì tôi nghĩ việc đưa công nghệ thông tin đến với trẻ 24-36 tháng tuổi cũng rất là quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng như thế bản thân tôi đã tự sưu tầm, nghiên cứu để bồi dưỡng về kỹ năng CNTT cho bản thân. Một số những địa chỉ uy tín mà tôi đã truy cập để tìm kiếm các tư liệu tự học tại nhà: - 
- 
-  
Các tài liệu mà tôi đã nghiên cứu như sách điện tử:
- Tin học cơ bản ứng dụng trong đời sống.
- Tiếng anh chuyên ngành CNTT.
- Từ điển kỹ thuật công nghệ.
Sau khi tôi đã lên mạng tìm tòi,sưu tầm các tài liệu, đồng thời tôi cũng trao đổi với đồng nghiệp chuyện môn, những đồng nghiệp mà đã được giải cao về CNTT, tham khảo bài giảng e-learning, video trên mạng tôi xem và tôi hiểu.
Kết quả: Qua một quá trình tôi đã tự nghiên cứu bản thân tôi đã thu được là tôi đã hiểu và tôi đã biết được cách ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng e-learing, xây dựng video. Bản thân tôi đủ tự tin để tham dự hội thi xây dựng video phối hợp phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cấp huyện, và tôi đã đạt giải cao trong hội thi.
4.2. Sử dụng nguồn tài liệu trên mạng internet hình ảnh, video, âm thanh.
Bản thân tôi trước đây khi tổ chức hoạt động dạy cho trẻ tôi sử dụng vật thật, tranh ảnh để gây hứng thú cho trẻ chưa cao.Tôi phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh,video, âm thanh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng. Với những chăn trở đấy tôi đã biết cách sử dụng nguồi tài liệu trên mạng internet hình ảnh, video, âm thanh để tạo cho trẻ hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động trên lớp của tôi đạt hiệu quả.     
Những tư liệu được bản thân tôi lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên hơn. Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng.
	Những tư liệu bản thân tôi đã lựa chọn:
- Tìm kiếm thông tin bằng Cốc Cốc hoặc Google: khi tìm kiếm tư liệu để phục vụ dạy học trên Cốc Cốc hoặc Google ta có thể gõ các từ khóa và có rất nhiều tư liệu sẽ xuất hiện, lúc đó ta sẽ tìm xem tư liệu nào phù hợp thì ta sẽ tải về
- Ví dụ: Khi ta tìm video câu truyện “ Cây táo”, tôi gõ: Truyện “ Cây táo” và chọn vào video.
- Một số trang Web phục vụ cho dạy và học: 
- Trang Web thư viện bài giảng: 
- Trang Web dạy học trực tuyến: 
- Mạng giáo dục edunet: 
Có những trang Web có chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ email để quản trị xác nhận thông tin đăng ký.
Kết quả: Qua một năm nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu trên mạng internet hình ảnh, video, âm thanh bản thân tôi đã có 1 kho dữ liệu trong đó có video, hình ảnh, âm thanh. Những nguồn tài liệu này tôi có thể sử dụng trong khối của tôi. Kho dữ liệu này đã được các đồng chí giáo viên trong khối đưa vào các bài dạy ở trong lớp đạt hiệu quả. Đặc biệt là được ban giám hiệu đánh giá rất cao.
4.3. Dùng các phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning, thiết kế video.
Trước kia khi chưa tìm hiểu thiết kế bài giảng E-Learning, thiết kế video tôi thấy rất là khó khăn, và tôi không biết sử dụng phần mềm nào để phù hợp. Để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_thiet_ke_bai_giang_e_learing_va_thiet_ke_vi.docx