SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu

Phần mềm Google Earth có rất nhiều chức năng hữu íchvà tiện dụng đối với việc dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông. Nó có khả năng thể hiện được hình dáng lãnh thổ tất cả các quốc gia trên thế giới với đường biên giới rõ ràng, có thể giúp xác định được diện tích, chu vi, khoảng cách của các đối tượng trên thực tế một cách nhanh chóng. Google Earth cũng có khả năng phóng to, thu nhỏ bất kỳ một điểm nào trên Trái đất để hiển thị ở một phạm vi không gian chi tiết với độ phân giải cao hơn. Với những tính năng đặc biệt như vậy thì Google Eath có khả năng hỗ trợ tốt trong việc dạy học Địa lí nếu khai thác một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học phân môn Địa lí cũng như thực tiễn giảng dạy của tôi tại trường THCS Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội tôi đã thực hiện biện pháp “SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTHTRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ – BÀI VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂUđể nghiên cứu, thực hành và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác với mong muốn đóng góp công sức để đổi mới phát triển giáo dục tại trường THCS Hoàng Mai nói riêng và sự nghiệp giáo dục Quận Hoàng Mai nói chung.

docx 26 trang Phương Chi 19/03/2025 350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu

SKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI
TRƯỜNG THCS HOÀNG MAI
SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
BÀI “VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU”
Lĩnh vực: Lịch sử và Địa lí Cấp học: T.H.C.S
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Chức danh: Giáo viên
NĂM HỌC 2023 - 2024
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: THỰC TRẠNG	1
Thực trạng	1
Lí do thực hiện sáng kiến	1
PHẦN HAI: NỘI DUNG	2
Mục đích nghiên cứu	2
Đối tượng nghiên cứu	2
Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Google Earth trong dạy học	2
Cơ sở lí luận	2
Yêu cầu đổi mới dạy học	2
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học	3
Cơ sở thực tiễn	3
Thuận lợi	3
Khó khăn	4
Một số vấn đề chung của việc sử dụng Google Earth trong dạy học	4
Một số vấn đề chung của việc sử dụng Google Earth trong dạy học	4
Khái niệm	4
Chức năng của Google Earth trong dạy học Địa lí	4
Các phiên bản của Google Earth, cài đặt và sử dụng	5
Ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng Google Earth trong dạy học	6
Ưu điểm	6
Nhược điểm	6
Giải pháp thực hiện	7
Sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 7	7
Nguyên tắc sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí	7
Quy trình xây dựng tiết học sử dụng Google Earth	8
Khả năng sử dụng Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 7	8
Cách sử dụng Google Earth để tổ chức dạy học Địa lí lớp 7	12
Minh hoạ kế hoạch bài dạy sử dụng Google Earth	12
PHẦN BA: HIỆU QUẢ MANG LẠI	18
Đánh giá kết quả trước thực nghiệm	18
Đánh giá kết quả sau thực nghiệm	18
PHẦN BỐN: ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN	20
Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến	20
Khuyến nghị	21
TÀI LIỆU THAM KHẢO	23
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
GDPT
Giáo dục phổ thông
2
SGK
Sách giáo khoa
3
THCS
Trung học cơ sở
4
GV
Giáo viên
5
HS
Học sinh
6
NXB
Nhà xuất bản

PHẦN MỘT: THỰC TRẠNG
Thực trạng
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định rõ những phẩm chất và năng lực cụ thể cần phát triển cho HS, bao gồm: 5 phẩm chất (Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm) và 3 năng lực chung (Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo) cùng 7 năng lực đặc thù.
Phân môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Kiến thức địa lí trải rộng về mặt không gian lãnh thổ, từ địa phương đến các quốc gia, khu vực và toàn thế giới, có nhiều kiến thức trừu tượng mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp.
Với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, công nghệ và internet ở Việt Nam đang trong thời kì 4.0 việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí trở nên rất phổ biến, sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và công nghệ đã cho ra đời nhiều phần mềm giúp học sinh tiếp cận tri thức một cách chủ động và tích cực, phát triển năng lực tư duy khám phá. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hữu ích trong dạy học đối với GV để nâng cao chất lượng bộ môn là rất cần thiết.
Lí do thực hiện sáng kiến
Trong chương trình phân môn Địa lí – môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 cung cấp cho học sinh những kiến thức về các châu lục trên thế giới như: châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Mỗi châu lục sẽ trang bị cho học sinh những hiểu biết về những đặc điểm cơ bản và một vào nét khái quát, đặc trưng nhất về dân cư, phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các châu lục. Qua đó hình thành, phát triển các năng lực địa lí; đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, tinh thần chung sống hòa đồng, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của người dân các châu luc, khu vực khác trên thế giới.
Phần mềm Google Earth có rất nhiều chức năng hữu ích và tiện dụng đối với việc dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông. Nó có khả năng thể hiện được hình dáng lãnh thổ tất cả các quốc gia trên thế giới với đường biên giới rõ ràng, có thể giúp xác định được diện tích, chu vi, khoảng cách của các đối tượng trên thực tế một cách nhanh chóng. Google Earth cũng có khả năng phóng to, thu nhỏ bất kỳ một điểm nào trên Trái đất để hiển thị ở một phạm vi không gian chi tiết với độ phân giải cao hơn. Với những tính năng đặc biệt như vậy thì Google Eath có khả năng hỗ trợ tốt trong việc dạy học Địa lí nếu khai thác một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học phân môn Địa lí cũng như thực tiễn giảng dạy của tôi tại trường THCS Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội tôi đã thực hiện biện pháp
“SỬ DỤNG PHẦN MỀM GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ – BÀI VỊ TRÍ ĐỊA LÍ,
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU” để nghiên cứu, thực hành và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác với mong muốn đóng góp công sức để đổi mới phát triển giáo dục tại trường THCS Hoàng Mai nói riêng và sự nghiệp giáo dục Quận Hoàng Mai nói chung.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm:
	Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học.
	Xác định nguyên tắc, các bước sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học Địa lí lớp 7.
	Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động trong dạy học “Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu (tiết 1)” môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 7 để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu
Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu (tiết 1) – phân môn Địa lí 7
Học sinh khối 7 trường THCS Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Google Earth trong dạy học
Cơ sở lí luận
Yêu cầu đổi mới dạy học
Nhiệm vụ cơ bản của dạy học ở trường phổ thông hiện nay không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức, mà quan trọng hơn là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học (phương pháp dạy học) theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định rõ những phẩm chất và năng lực cụ thể cần phát triển cho HS, bao gồm: 5 phẩm chất (Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm) và 3 năng lực chung (Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo) cùng 7 năng lực đặc thù.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Theo xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều phương tiện trực quan mới đã ra đời và có khả năng ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực có liên quan đến yếu tố không gian, trong đó có phần mềm Google Earth. Dựa trên ứng dụng của công nghệ 3D (không gian 3 chiều) trên nền các ảnh viễn thám với độ phân giải cao vì vậy có thể bao quát được các không gian rộng lớn trên toàn bộ Trái đất hoặc ở một địa điểm cụ thể. Nó có khả năng thể hiện được hình dáng lãnh thổ tất cả các quốc gia trên thế giới với đường biên giới rõ ràng, có thể giúp xác định được diện tích, chu vi, khoảng cách của các đối tượng trên thực tế một cách nhanh chóng. Google Earth cũng có khả năng phóng to, thu nhỏ bất kỳ một điểm nào trên Trái đất để hiển thị ở một phạm vi không gian chi tiết với độ phân giải cao hơn. Với những tính năng đặc biệt như vậy thì Google Eath có khả năng hỗ trợ tốt trong việc dạy học Địa lí.
Một số hình ảnh GV và HS trường THCS Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai sử dụng phần mềm Google Earth để giảng dạy và học tập
Cơ sở thực tiễn
Thuận lợi
Về phía nhà trường:
+ Từ đầu năm học 2022 - 2023, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn giáo viên để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 7 theo chương trình GDPT 2018. Ban giám hiệu hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh trường THCS Hoàng Mai.
+ Giáo viên trong khối nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
+ 100% giáo viên dạy lớp 7 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Về chương trình sách giáo khoa, kiến thức được phát triển theo vòng xoáy đồng tâm; bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với học sinh lớp 7.
Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (1 máy bộ máy tính, 1 máy chiếu), phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 7 theo chương trình giáo dục 2018.
Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.
Khó khăn
Bên cạnh những nội dung thuận lợi thì trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác trong
nhóm cũng gặp không ít khó khăn như :
Các em chưa có phương pháp, kế hoạch tự học.
Sử dụng phần mềm thường mất thời gian, phương tiện thiết bị chưa sử dụng triệt
để vì điều kiện kết nối mạng các tầng chưa ổn định.
Học sinh thường không mạnh dạn khi trình bày trước lớp kiến thức vừa tìm hiểu
được.
Một số vấn đề chung của việc sử dụng Google Earth trong dạy học.
Một số vấn đề chung của việc sử dụng Google Earth trong dạy học.
Khái niệm
Google Earth là một phần mềm mô phỏng quả địa cầu có tên gọi gốc là Earth Viewer vẽ bản đồ trái đất là một quả địa cầu ảo 3D, gồm những hình ảnh địa lí chi tiết được lấy từ ảnh vệ tinh, các ảnh chụp trên không và từ hệ thống GIS.
Google thể hiện một cách tổng quan về các khu vực trên Trái Đất, mô phỏng địa hình theo hình ảnh không gian đa chiều bằng cách kết hợp tổng thể các ảnh viễn thám.
Google Earth cung cấp khả năng tìm kiếm và khả năng để định vị, thu phóng, xoay, nghiêng xem Trái Đất; cung cấp các công cụ cho việc tạo dữ liệu mới và một bộ các lớp dữ liệu như núi lửa và địa hình có sẵn trong Google Earth và hiển thị thông tin dữ liệu ra giao diện màn hình của Google Earth.
Chức năng của Google Earth trong dạy học Địa lí
Google Earth là một nguồn tri thức Địa lí. Bởi vì nó là phần mềm chứa đựng các ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay ở các độ cao khác nhau, bao phủ toàn bộ không gian Địa lý khác nhau. Các ảnh viễn thám này sau đó được gắn tọa độ (x, y) và dữ liệu về độ cao trong phạm vi toàn Trái đất trong đó có nhiều địa danh nổi tiếng như các đô thị, quốc gia, con sông, các dãy núi chính, ... còn được đánh dấu về tọa độ và được bổ sung các hình ảnh minh họa và một số thông tin thuộc tính khác. Người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm, xác định một địa điểm trên Trái đất một cách nhanh chóng và chính xác và dễ dàng hình dung được sự thay đổi độ cao, hướng nghiêng, độ dốc của địa hình. Do đó giáo viên có thể coi Google Earth như là nguồn tri thức sống động.
Google Earth là phương tiện rèn luyện kỹ năng. Thông qua sử dụng các ảnh viễn thám, học sinh sẽ được rèn luyện và hình thành những kỹ năng liên quan đến
việc khai thác thông tin trên ảnh viễn thám ở các mức độ khác nhau từ tổng quát đến chi tiết và là phương tiện để phát triển tư duy nhờ có các ảnh viễn thám. Từ đó, các em được rèn luyện kĩ năng khai thác thông tin trên bản đồ và phát triển các kỹ năng tư duy ở cấp độ cao như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
Google Earth là phương tiện dạy học trực quan dùng để minh hoạ cho kiến thức. Trong giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng những thông tin trên ảnh viễn thám để minh hoạ thêm cho những kiến thức Địa lí đã được trình bày, có tác dụng bổ sung và làm rõ hơn những kiến thức Địa lí.
Các phiên bản của Google Earth, cài đặt và sử dụng
Google Earth là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến trên máy tính (Desktop) và cả di động. Google Earth có 3 phiên bản:
Google Earth trên web: https://www.google.com/intl/vi/earth/about/
Google Earth cho thiết bị di động:
+ Phiên bản cho điện thoại hệ điều hành iOS: https://apps.apple.com/us/app/google-earth/id293622097
+ Phiên bản cho điện thoại hệ điều hành khác: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.earth
Google Earth Pro cho máy tính: https://www.google.com/intl/vi_ALL/earth/about/versions/#download-pro
Google Earth có ngôn ngữ Tiếng Việt, người dùng dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó trên kênh Yotube của Google Earth có những video hướng dẫn sử dụng chi tiết, dễ dàng sử dụng. https://www.youtube.com/watch?v=5KtwMRedAbc&list=RDCMUC2zHjOF9Wo mes-SEjdzTleA&index=3
Google Earth trên web
Google Earth cho điện thoại hệ điều hành iOS
Google Earth cho điện thoại hệ điều hành khác
Google Earth Pro cho máy tính
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng



Một số phiên bản của phần mềm Google Earth
Ưu điểm, nhược điểm sử dụng Google Earth trong dạy học
Bất cứ một phần mềm hỗ trợ dạy học nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học cũng không ngoại lệ.
Ưu điểm
Hiện nay, Google Earth đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Một trong những yếu tố quan trọng mà Google Earth mang lại là góp phần phát triển cho HS tư duy về mặt không gian lãnh thổ, đây là một năng lực đặc thù quan trọng của môn Địa lí. Bản đồ là một phương tiện dạy học trực quan không thể thiếu đối với môn Địa lí, Google Earth cung cấp những bản đồ số hoá góp phần nâng cao khả năng tương tác, tăng tính trực quan và cập nhật hơn so với các loại bản đồ truyền thống (bản đồ treo tường, Atlat, bản đồ giáo khoa). Chính đặc điểm này đã tạo ra ưu thế trong việc hỗ trợ giảng dạy môn học Địa lý so với các công cụ hỗ trợ dạy học quen thuộc hiện nay.
Google Earth là công cụ hỗ trợ việc dạy học Địa lý hiệu quả, Google Earth có thể phóng to, thu nhỏ, thay đổi không gian thể hiện, thay đổi khung nhìn, cập nhật thông tin dễ dàng. Google Earth là một phương tiện trực quan, hiệu quả trong dạy học Địa lý.
Thông qua các ảnh chụp từ vệ tinh của Google Earth, GV có thể thể hiện một cách trực quan sinh động các nội dung bài giảng, tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức; đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh. Giúp HS trải nghiệm những địa điểm ở bất kỳ đâu trên thế giới giống đang đi du lịch trực tiếp đến nơi đó. Qua đó, các kỹ năng về trình bày quan sát, so sánh, phân tích, đánh giá năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh được nâng cao.
Nhược điểm
Để sử dụng phần mềm hiệu quả đảm bảo thiết bị phải được kết nối với mạng Internet mà không phải phòng học nào, tầng nào cũng có mạng Wifi ổn định vì vậy giáo viên cần tự chuẩn bị thiết bị phát Wifi cá nhân để sử dụng phần mềm hiệu quả hơn.
Các dữ liệu trên phần mềm được cập nhật hai lần một tháng và không được cập nhật đầy đủ cùng một lúc vì vậy nhiều địa điểm trên thực tế sẽ chưa có trên phần mềm nếu chưa được cập nhật.
Để sử dụng tất cả các tính năng nâng cao người dung sẽ phải cập nhật bản Pro có tính phí.
Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây sự nhàm chán và giảm hiệu quả của ti

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phan_mem_google_earth_trong_day_hoc_mon_lich_su.docx
  • pdfSKKN Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 7 - Phân môn Địa lí - Bài.pdf