SKKN Sử dụng phần mềm Plickers trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá khi ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học

III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
Plickers là một ứng dụng cho phép giáo viên thu thập dữ liệu đánh giá theo thời gian thực mà không cần sử dụng bất kì một thiết bị cầm tay nào của người học. Giáo viên có thể sử dụng Plickers trong giờ ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm, ở phần khởi động bài mới hoặc ở phần tiểu kết từng mục hay củng cố cả bài. Điều kiện để sử dụng Plickers rất đơn giản: giáo viên chỉ cần có một máy tính, máy chiếu và 1 điện thoại có kết nối internet.
Các bước thực hiện:
A. THỰC HIỆN TRÊN MÁY TÍNH.
1. Truy cập trang “Plicker.com”
2. Đăng kí tài khoản qua nút “SIGN UP” hoặc sử dụng gmail để đăng nhập bằng cách click vào nút “Continue with Google”.
3. Thiết lập chương trình:
a. Tạo danh sách học sinh theo lớp, theo nhóm
- Chọn “Classes”, chọn tiếp “New class” để tạo lớp, tạo nhóm học sinh theo nhu cầu của bạn. Điền các thông tin cơ bản của lớp, của nhóm đó rồi lưu lại.
- Nhập danh sách học sinh của lớp theo thứ tự học sinh của lớp bạn hoặc theo thứ tự tùy thích.
- Số thứ tự của học sinh trong lớp, trong nhóm chính là mã số thẻ của em đó.
b. Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Chọn “Library”, chọn tiếp “New Pack” để tạo các cây thư mục theo môn học của từng lớp hoặc theo các chủ đề của bạn.
- Chọn thư mục môn học, chọn tiếp “New Set” để nhập câu hỏi.
docx 10 trang Phương Chi 13/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phần mềm Plickers trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá khi ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng phần mềm Plickers trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá khi ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học

SKKN Sử dụng phần mềm Plickers trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá khi ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học
UBND HUYỆN TIÊN LÃNG
TRƯỜNG THCS ĐÔNG TÂY HƯNG 
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“SỬ DỤNG PHẦN MỀM “PLICKERS” TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KHI ÔN TẬP, KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ” 
 Tác giả: Nguyễn Văn Kha
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Nơi công tác: Trường THCS Đông Tây Hưng 
Ngày 3 tháng 1 năm 2024
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng phần mềm Plickers trong đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá khi ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Văn Kha. 
Ngày/tháng/năm sinh: 10/5/1991
Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THCS Đông Tây Hưng.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Đông Tây Hưng. 
II. Mô giải pháp đã biết:
	1. Thực trạng
- Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp mà CNTT với các phần mềm dạy học là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc cung cấp cho giáo viên những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin.Việc khai thác mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng “dạy chay” một cách thiết thực đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả. 
	- Chương trình GDPT 2018 có rất nhiều thay đổi về kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực cho học sinh, đòi hỏi giáo viên cần chủ động tìm những cách làm mới, phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Hiện nay, có nhiều hình thức ôn tập, kiểm tra, đánh giá học sinh ngay trong tiết học. Tuy nhiên, để giáo viên thu thập dữ liệu, kiểm tra, đánh giá được tất cả học sinh trong lớp theo thời gian thực mà không cần sử dụng bất kì một thiết bị cầm tay hiện đại nào của người học thì thường tốn nhiều thời gian, công sức.
- Hiện nay, trong trường THCS, hình thức kiểm tra trắc nghiệm thường được diễn ra bằng các cách thức khác nhau: Giáo viên có thể sưu tầm hoặc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm rồi in ra giấy cho học sinh làm tại lớp hoặc ở nhà. Giáo viên cũng có thể trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính rồi gọi học sinh trả lời. Sau đó giáo viên sẽ đưa đáp án để học sinh biết mình đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi, điểm số thế nào... Hạn chế của những hình thức ôn tập này là giáo viên phải mất nhiều thời gian để chấm bài cho từng học sinh mới biết chính xác kết quả ôn tập của các em như thế nào, những câu hỏi thuộc phần nào các em trả lời sai để có kế hoạch ôn tập và nhấn mạnh lại để học sinh nắm vững. Đối với học sinh, việc làm các bài ôn tập trên giấy thường khiến các em cảm thấy khô khan và không có hứng thú. Chính vì vậy, chất lượng của việc ôn tập thường chưa cao. Việc sử dụng Plickers trong tổ chức ôn tập và kiểm tra trắc nghiệm trong lớp học sẽ khắc phục được những hạn chế này. Bởi vì, khi sử dụng Plickers, giáo viên hoàn toàn biết được kết quả ngay lập tức của toàn bộ học sinh trên lớp, biết được những nội dung nào các em vẫn còn chưa nắm vững để có kế hoạch ôn tập lại. Hơn hết, Plickers làm cho học sinh cảm thấy thú vị hơn.
2. Ưu điểm:
- Plickers là một công cụ đơn giản, dễ sử dụng. GV cần có máy tính và điện thoại thông minh kết nối với mạng internet. Hs dùng mã thẻ in trên giấy để nhận dạng tên và trả lời câu hỏi.
- Thích hợp cho phần khởi động, củng cố bài, ôn tập chương, kiểm tra nhanh 15' môn Toán với dạng toán trắc nghiệm khách quan.
- HS hứng thú với việc sử dụng công nghệ vào lớp học.
- GV và HS nhận được kết quả đánh giá ngay lập tức của từng HS dữ liệu toàn lớp về bài tập trắc nghiệm.
- Thuận lợi GV sửa bài, tổng kết tình hình làm bài của HS, hỗ trợ HS theo hướng phát triển năng lực người học.
3. Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng đối với câu hỏi trắc nghiệm.
- Bản dùng thử chỉ được tối đa 5 câu hỏi/1 gói câu hỏi.
- Mạng kết nối Internet mà yếu hoặc gián đoạn phải đăng nhập lại.
III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
	Plickers là một ứng dụng cho phép giáo viên thu thập dữ liệu đánh giá theo thời gian thực mà không cần sử dụng bất kì một thiết bị cầm tay nào của người học. Giáo viên có thể sử dụng Plickers trong giờ ôn tập, kiểm tra trắc nghiệm, ở phần khởi động bài mới hoặc ở phần tiểu kết từng mục hay củng cố cả bài. Điều kiện để sử dụng Plickers rất đơn giản: giáo viên chỉ cần có một máy tính, máy chiếu và 1 điện thoại có kết nối internet.
Các bước thực hiện:
A. THỰC HIỆN TRÊN MÁY TÍNH.
1. Truy cập trang “Plicker.com”
2. Đăng kí tài khoản qua nút “SIGN UP” hoặc sử dụng gmail để đăng nhập bằng cách click vào nút “Continue with Google”. 
3. Thiết lập chương trình:
a. Tạo danh sách học sinh theo lớp, theo nhóm
- Chọn “Classes”, chọn tiếp “New class” để tạo lớp, tạo nhóm học sinh theo nhu cầu của bạn. Điền các thông tin cơ bản của lớp, của nhóm đó rồi lưu lại.
- Nhập danh sách học sinh của lớp theo thứ tự học sinh của lớp bạn hoặc theo thứ tự tùy thích. 
- Số thứ tự của học sinh trong lớp, trong nhóm chính là mã số thẻ của em đó.
b. Xây dựng ngân hàng câu hỏi
- Chọn “Library”, chọn tiếp “New Pack” để tạo các cây thư mục theo môn học của từng lớp hoặc theo các chủ đề của bạn.
- Chọn thư mục môn học, chọn tiếp “New Set” để nhập câu hỏi.
c. Lựa chọn câu hỏi cho chương trình thi của học sinh
- Chọn “Library”
- Mở thư mục của môn học để lựa chọn câu hỏi sau đó chọn “Add to Queue”
- Chọn lớp, nhóm học sinh sẽ tham gia thi.
4. In thẻ cho học sinh
- Chọn “Card” trên Web, tải về và in số thẻ bằng số học sinh của lớp (tối đa 63 em).
Hình 1: Plickers card
- Phát thẻ cho học sinh: mỗi học sinh sẽ nhận 1 thẻ để sử dụng trong suốt quá trình với số thứ tự trên thẻ trùng với số thứ tự trong danh sách lớp.
- Hướng dẫn cách học sinh dùng thẻ: xoay thẻ và hướng đáp án tương ứng các chữ cái lên trên.
B. THAO TÁC TRÊN ĐIỆN THOẠI.
1. Cài đặt phần mềm “Plickers” từ “Google Play” trên điện thoại của bạn.
2. Đăng nhập bằng tài khoản mà bạn đã sử dụng khi đăng nhập trên máy tính.
- Khi mở “Plickers” trên điện thoại, mặc định nó sẽ hiển thị danh sách các lớp, nhóm mà bạn đã tạo lập trên máy tính.
C. TỔ CHỨC BÀI THI TRẮC NGHIỆM
1. Kết nối máy tính với Ti vi ( máy chiếu).
2. Kết nối mạng cho điện thoại và máy tính
- Trên máy tính, truy cập vào trang web “Plickers.com”,
- Trên điện thoại, mở phần mềm “Plickers”,
- Đảm bảo máy tính và điện thoại của bạn đã đăng nhập vào “Pickers” trên cùng một tài khoản.
- Đảm bảo đã chọn đủ số lượng câu hỏi cho lớp, nhóm của bạn.
3. Tổ chức làm bài thi trắc nghiệm:
- Chọn lớp, nhóm học sinh trên màn hình điện thoại. Phần mềm sẽ chuyển đến danh mục các câu hỏi đã được chọn cho lớp, nhóm đó.
- Chọn “Play Now” trên giao diện trang web của máy tính,
- Click vào chấm tròn trước câu hỏi trên màn hình điện thoại để bắt đầu cho học sinh thi. Lúc này máy tính sẽ tự động kết nối và hiển thị câu hỏi trên màn hình
- Khi học sinh giơ thẻ để trả lời, giáo viên chọn biểu tượng máy ảnh trên màn hình điện thoại, hướng camera điện thoại đối diện với thẻ của học sinh để máy nạp câu trả lời vào hệ thống
Hình 2: Học sinh giơ thẻ để trả lời
- Trên màn hình điện thoại, giáo viên có thể đọc được số liệu các đáp án học sinh đã chọn, những học sinh nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu học sinh,
Hình 3: Điện thoại đang nạp câu trả lời của học sinh vào hệ thống
- Trên màn hình máy tính, những học sinh đã được nạp câu trả lời vào hệ thống tô nền xanh
Hình 4: Màn hình máy tính khi học sinh trả lời câu hỏi
- Khi hệ thống đã nạp hết câu trả lời của học sinh, giáo viên click chọn biểu tượng ở phía dưới màn hình của điện thoại để kết thúc phần trả lời của học sinh cho câu hỏi đó. 
- Giáo viên tiếp tục chọn câu hỏi tiếp theo cho học sinh thi. 
4. Xem tổng hợp kết quả:
- Chọn nút “Reports” trên giao diện của trang web.
- Chọn tiếp “Scoresheet”.
- Chọn tên lớp, ngày thi .
- Ta thấy kết quả thi của học sinh được thống kê theo tỉ lệ phần trăm. Thực hiện thao tác như hình dưới để lấy tỉ lệ số câu trả lời đúng của từng học sinh.
Hình 4: Bảng tổng hợp kết quả
5. Thực nghiệm sư phạm
- Tuy không thể khẳng định hoàn toàn là bản thân tôi làm rất tốt, nhưng sau một quá trình sử dụng Plickers vào đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, tôi nhận thấy mình đã thu được một vài kết quả khả quan như sau:
+ Học sinh thật sự hứng thú, tích cực trong học tập, bài giảng của tôi thật sự có sức hấp dẫn cao với học sinh.
+ Kết quả thu được là rất nhanh chóng, chính xác và khách quan.
+ Hỗ trợ thêm vào công việc dạy học và học sinh tự học ở nhà để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy.
+ Bản thân mình cũng năng động hơn, bắt nhịp hơn với công nghệ và phương pháp giáo dục hiện đại.
+ Ngoài dạy về kiến thức, còn giúp các em mở rộng thế giới quan, biết sử dụng các thiết bị công nghệ vào việc học tập, tạo thế giới quan mới mẻ cho học sinh
- Từ đầu năm học 2022 - 2023, tôi đã tiến hành sử dụng phần mềm Plickers trong giảng dạy môn Toán ở một số lớp 7 và 9 của trường THCS Đông Hưng. Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 7C và thu được kết quả sau: 
 + Thái độ của học sinh lớp 7C khi tham gia học tập môn Toán có sử dụng phần mềm Plickers:
Thái độ
Số lượng HS
Tỉ lệ (%)
Rất thích, hào hứng
30
93.75
Thích
2
6.25
Bình thường
0
0
Không thích
0
0
Tổng
32
100

 	III.2 Tính mới, tính sáng tạo
	- Plickers là một công cụ đơn giản, dễ sử dụng. GV cần có máy tính và điện thoại thông minh kết nối với mạng internet. Hs dùng mã thẻ in trên giấy để nhận dạng tên và trả lời câu hỏi.
 - HS hứng thú với việc sử dụng công nghệ vào lớp học.
 - Hoàn toàn miễn phí.
 - Khởi động đầu giờ học. Giáo viên sử dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, ôn lại những gì học sinh đã học buổi trước. Hoặc đánh giá kiến thức học sinh trước khi bắt đầu bài học mới. Giáo viên sử dụng nó để thu được phản hồi toàn lớp học về những kiến thức nền trước khi bắt đầu một nội dung mới.
- Giáo viên cũng có thể sử dụng sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một hoạt động. Đồng thời có thể khảo sát ý kiến của học sinh về một vấn đề nào đó.
- Không mất thời gian để phản hồi đến từng cá nhân học sinh, có thể biết chính xác được những học sinh không có khả năng đưa ra câu trả lời.
- Đặc biệt hiệu quả cho kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, kết quả hiện ra ngay sau lượt kiểm tra.
II.3 Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
- Đây là SKKN nhằm mục đích đưa ra một giải pháp, cách thức giúp giờ dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và định hướng phát triển năng lực của học sinh. 
- Đề tài đã được triển khai trong năm học 2022 - 2023 tại các lớp giảng dạy và bước đầu đạt được kết quả tương đối khả quan. 
+ Việc sử dụng Plickers thường xuyên đã tạo được tác động tích cực đối với học sinh, giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn trong các bài kiểm tra thường xuyên và giữa kì. Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành thống kê kết quả bài kiểm tra thường xuyên (Kiểm tra 15’) của hai lớp 7B (không sử dụng Plickers trong giảng dạy) và lớp 7C (có sử dụng Plickers trong giảng dạy). Kết quả thu được như sau:
Thống kê điểm kiểm tra thường xuyên (Kiểm tra 15’)
Lớp
Số HS

Từ 8,0 đến 10,0

Từ 7,0 đến cận 8,0

Từ 5,0 đến cận 7,0

Dưới 5
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Lớp không sử dụng Plickers (7B)

32

4

12,5%

10

31,25%

14

43,75%
 
4

12,5%
Lớp có sử dụng Plickers (7C)

32

8

25%

16

50%

6

18,75%

2

6,25%

- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực hiện cho tất cả các môn, của các cấp học từ tiểu học, THCS và THPT hiện nay
II.4 Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến:
- Tận dụng được tối đa cơ sở vật chất hiện đại đã được trang bị. Không tốn kém, dễ thực hiện.
- Giúp học sinh có hứng thú với môn học, năng động hơn, mạnh dạn hơn và hội nhập hơn trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.
- Đưa công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và định hướng phát triển năng lực của học sinh, chính giáo viên là người cần đi trước đón đầu xu thế mới, để truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người học, cho giới trẻ.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả cao hơn.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn !
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Tiên Lãng, ngày 3 tháng 1 năm 2024
Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Văn Kha

File đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phan_mem_plickers_trong_doi_moi_phuong_phap_kie.docx