SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêunước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh xã hội phát triển cùng với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số. Giáo dục cũng không ngoại lệ, công nghệ thông tin (CNTT) thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp người học tiếp cận thông tin một cách đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu hóa về thời gian từ đó phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả. CNTT đặc biệt kích thích hứng thú học tập của người học, khuyến khích người học tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn.

Là giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm sao để đáp ứng nhu cầu và sự đổi mới với tình hình thực tế? Làm sao để làm tốt công tác giảng dạy của mình trong thời đại 4.0? Làm sao để thay đổi cách dạy học đưa chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí cao như mong muốn? Sau một thời gian trăn trở tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện biện pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí tại lớp 4a3 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2023-2024”

docx 18 trang Phương Chi 07/04/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong chương trình tổng thể. Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...
Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh xã hội phát triển cùng với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là cuộc cách mạng trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số. Giáo dục cũng không ngoại lệ, công nghệ thông tin (CNTT) thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp người học tiếp cận thông tin một cách đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu hóa về thời gian từ đó phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả. CNTT đặc biệt kích thích hứng thú học tập của người học, khuyến khích người học tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn.
Là giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở làm sao để đáp ứng nhu cầu và sự đổi mới với tình hình thực tế? Làm sao để làm tốt công tác giảng dạy của mình trong
thời đại 4.0? Làm sao để thay đổi cách dạy học đưa chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí cao như mong muốn? Sau một thời gian trăn trở tôi quyết định nghiên cứu và thực hiện biện pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí tại lớp 4a3 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2023-2024”
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài
Đề tài đưa một số giải pháp nhằm giúp giáo viên có cái nhìn tổng thể về chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 4. Đồng thời chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học môn Lịch sử và Địa lí giúp bài học lôi cuốn hơn tăng khả năng chú ý, tư duy, giúp học sinh học tập tích cực chủ động hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Góp phần đổi mới các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Thông qua các hoạt động giáo dục khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng.
Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí nhằm giúp học sinh nâng cao kết quả học tập môn học.
Rút ra nguyên nhân và đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 4a3 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí tại lớp 4a3 trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2023-2024
Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung vào vấn đề: Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí một cách hiệu quả nhất.
Đề tài đúc rút kinh nghiệm trong việc ứng dụng các phần mềm CNTT kết hợp với việc tổ chức các hoạt động dạy học môn Lịch sử và Địa lí một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Trên thực tế, việc ứng dụng CNTT vào môn Lịch sử và Địa lí đã được chú ý và vận dụng nhưng chưa mạnh dạn, thiếu hệ thống, thiếu đồng bộ và thiếu lộ trình cụ thể. Giáo viên chỉ quen sử dụng một số phần mềm quen thuộc hoặc biết cái gì thì sử dụng cái đó nên hiệu quả trong dạy học chưa cao, nhất là tạo nên sự chuyển biến thực sự. Đề tài đã khắc phục được điều này. Bởi thế, bên cạnh việc nâng cao ứng dụng CNTT từ phía giáo viên tôi đã chú trọng năng cao khả năng ứng dụng CNTT cho học sinh trong lớp. Dựa vào kết quả tích cực nhận được sẽ giúp các giáo viên, các nhà quản lý sẽ có những hoạch định tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để học sinh đến trường mỗi ngày là một ngày khám phá.
Khi áp dụng biện pháp này giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử và địa lí với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lí; tìm hiểu lịch sử và địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, ngoài ra còn nâng cao năng lực tin học và công nghệ. Giúp học sinh hào hứng hăng say khi học Lịch sử và Địa lí; giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất để vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn ra một số phương pháp để thực hiện như sau:
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến các vấn đề.
Phương pháp tổng hợp vấn đề.
Phương pháp đàm thoại.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục Việt Nam cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện. Nếu như trước đây giáo dục nước ta chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết được ban hành từ yêu cầu thúc bách phải thay đổi để nền giáo dục nước ta không bị tụt hậu so với sự chuyển động ngày càng mạnh mẽ của thế giới. Xu thế hội nhập đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực
thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội một cách bền vững. Mục tiêu giáo dục có sự chuyển đổi: Từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của người học. Từ sự thay đổi mục tiêu giáo dục thì dẫn đến phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo. Đó là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh.
Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam cũng như trên thế giới là đang chú trọng hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh thế kỉ XXI trong đó có kỹ năng công nghệ (computer skills). Còn ở Việt Nam, những năm gần đây, chương trình giáo dục phổ thông 2018 về đổi mới chương trình sách giáo khoa đang chú trọng tới hình thành và phát triển “5 phẩm chất và 10 năng lực” trong đó đáng lưu ý là: Kỹ năng Công nghệ; Kỹ năng Tin học. Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” viết: “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành giáo dục”. Công văn số 5807/BGD&ĐT – CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nêu rõ: “nguồn nhân lực sử dụng CNTT là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả và thành công trong công tác ứng dụng CNTT trong trường học. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong một nhà trường gồm: cán bộ quản lý; giáo viên; nhân viên và học sinh”, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của giáo viên góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách hiệu quả cần được quan tâm và đổi mới. Việc đưa ứng dụng CNTT vào trong các môn học dùng CNTT để tổ chức và thực hiện được các hoạt động giáo dục nói chung và môn Lịch sử và địa lí nói riêng đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục đang là xu hướng và nhiệm vụ mà đội ngũ giáo viên chúng ta cần quan tâm để hướng tới giáo dục thông minh, đổi mới tổng thể, toàn diện nhận thức, phương pháp, kĩ thuật triển khai.
Thực trạng
Trường tôi đang công tác đóng trên địa bàn Phường Thống Nhất. Ngôi trường có bề dày truyền thống trong công tác dạy học. Luôn được quan tâm, hỗ trợ sát sao của chính quyền địa phương. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo, nhiệt tình, trách nhiệm đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo. Các lớp học có tivi, mạng lưới Internet phủ sóng toàn
trường. Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đa số học sinh nằm trên địa bàn trường học đóng.
Bên cạnh những thế mạnh thì vẫn còn những bất cập điểm yếu đó là:
Giáo viên - Học sinh- Phụ huynh có tâm lý môn phụ môn chính từ đó họ thường tập trung “đầu tư” vào các môn toán và Tiếng Việt, xem nhẹ các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí...
Giáo viên ứng dụng CNTT vào trong môn Lịch sử và Địa lí cơ bản chỉ dừng lại ở các PowerPoint bài học, chưa tận dụng hết các thế mạnh mà CNTT mang lại để vận dụng trong dạy học môn học này.
Bên cạnh đó học sinh chưa biết tìm kiếm tài liệu học tập của môn học trên Internet. Các em chưa tập trung hứng thú trong môn học này. Mỗi tiết học các em chỉ học với hình thức đối phó với giáo viên, chưa sẵn sàng tham gia “hết mình” vào môn học. Tôi nhìn thấy thực tế các em chưa hào hứng, mong đợi và có cái nhìn thích thú trong môn học. Lắng nghe một cách thụ động những gì cô giáo giảng chưa thật sự tìm tòi khám phá nội dung bài học mình đang học.
Hơn thế ở chương trình mới, môn Lịch sử và Địa lí được triển khai dạy học theo từng chủ đề. Cấu trúc mỗi chủ đề mang tính tích hợp cao, nội dung phần lịch sử và nội dung phần địa lí được tích hợp với nhau, ngoài ra mỗi chủ đề còn tích hợp thêm các kiến thức văn hoá, xã hội Ví dụ, chủ đề “Trung du và miền núi Bắc Bộ” bên cạnh nội dung kiến thức mang nhiều yếu tố lịch sử như “Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương”, hoặc mang nhiều yếu tố địa lí như “Thiên nhiên”, hoặc “Dân cư”, hoặc “một số cách thức khai thác tự nhiên phục vụ cho sản xuất của con người”, chủ đề này còn được tích hợp nhiều kiến thức văn hoá - xã hội như: “lễ hội Gầu Tào, hát
Then, múa xòe Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao”. Điều đó yêu cầu học sinh phải ghi nhớ nhiều nội dung cùng một lúc.
Trong năm học 2023-2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4a3. Tổng số học sinh: 33 em; Nữ: 16 em; Dân tộc: 1 em. Đa số các em ngoan ngoãn, có ý thức học tập.
Môn Lịch sử và Địa lí cũng được xem là một môn học mới đối với học sinh lớp 4. Các em được tìm hiểu thêm một mảng chủ đề mới vừa lạ vừa quen.
Đầu năm học sau khi nhận lớp tôi đã giới thiệu với các em về môn học và tiến hành điều tra học sinh thông qua phiếu điều tra. Tôi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau:
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh có hứng thú, yêu thích môn học Lịch sử và
Địa lí.
10/33
30.3
Học sinh biết tìm kiếm tài liệu học tập trên Internet
7/33
21.1
Học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu bài
9/33
27.2
Học sinh xem Lịch sử và Địa lí là môn học cần thiết
11/33
33.3

26
23
24
22
10
11
9
7
CÓ HỨNG THÚ, YÊU
THÍCH MÔN HỌC
BIẾT TÌM KIẾM TÀI LIỆU
HỌC TẬP TRÊN INTERNET
CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC LÀ MÔN HỌC CẦN THIẾT
TÌM HIỂU BÀI
Các giải pháp
Giải pháp 1: Ứng dụng CNTT trong thiết kế sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí.
Mục tiêu:
Sử dụng sơ đồ tư duy là giúp người học tăng khả năng ghi nhận thông tin, hình ảnh vào não bộ một cách nhanh chóng và lưu giữ dài lâu. Người học có thể dùng có thể xem sơ đồ tư duy như một hình thức để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích mọi vấn đề, lĩnh vực cụ thể nào đó dưới dạng lược đồ phân nhánh.
Sơ đồ tư duy còn giúp người học liên hệ các dữ kiện, kích thích trí não sáng tạo, hứng thú trong học tập. Khi sử dụng sơ đồ tư duy học sinh không phải ghi chép dày đặc nội dung. Thông qua các tiêu đề, từ khóa, ký hiệu, hình ảnh hai chiều trong sơ đồ, bạn có thể ghi nhớ một cách tổng thể và chi tiết mọi vấn đề.
Nội dung và cách thức thực hiện:
Sơ đồ tư duy có cấu trúc gồm từ khóa/chủ đề chính ở vị trí trung tâm và các nhánh nhỏ chỉ các nội dung, hình ảnh được phát triển từ chủ đề chính ở xung quanh.
Sơ đồ tư duy giúp tổ chức thông tin trực quan và hệ thống. Bằng cách viết xuống các ý tưởng chính và phân nhánh ra các ý tưởng phụ, nó tạo thành một cấu trúc hợp lý. Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan vấn đề và hiểu rõ mối quan hệ giữa các phần tử trong sơ đồ. Sơ đồ tư duy khuyến khích tư duy sáng tạo và không gian để phát triển ý tưởng mới của học sinh. Tôi sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm từ đó các nhóm có thể chủ động sáng tạo với sản phẩm của mình. Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng như một công cụ giao tiếp và hợp tác trong nhóm. Mỗi cá nhân có thể chia sẻ sơ đồ tư duy với những người khác để trình bày ý tưởng của mình, thảo
luận và cùng nhau phát triển ý tưởng. Từ đó giúp tăng cường sự hiểu biết chung và tăng thêm cơ hội tạo ra giải pháp tốt hơn.
Với xu hướng lấy học sinh làm trung tâm như hiện nay tôi đã mạnh dạn áp dụng phần mềm Buzan Minmap hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy trong môn Lịch sử và Địa lí. Với đối tượng là học sinh lớp 4 nên tôi không chú trọng quá và quy trình cách trình bày mà hướng dẫn các em cách vẽ dễ dàng nhất.
Hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy
Chuẩn bị các dụng cụ cần để vẽ sơ đồ tư duy
Cần chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu để vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là bản vẽ có màu sắc, hình ảnh phong phú, nên cần có những dụng cụ thiết yếu sau đây:
+ Giấy (tôi sẽ chuẩn bị giấy A0, A3, A4 hay tận dụng những tờ lịch củ).
+ Bút màu (nhiều màu), tốt nhất dùng bút dạ để tiện ghi chép và tô vẽ.
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bằng tay đơn giản mà sáng tạo. Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề của sơ đồ tư duy
Viết hay vẽ chủ đề lớn ở vị trí trung tâm tờ giấy và vẽ vòng bao xung quanh.
Sử dụng màu vẽ nổi bật đề tài, hình ảnh rõ nét hoặc nếu dạng từ khóa thì cô đọng, ngắn gọn, viết cỡ chữ lớn.
Bước 2: Vẽ các mỗi ý lớn phát triển từ chủ đề chính.
Tìm kiếm các ý quan trọng từ chủ đề chính. Vẽ đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề ở trung tâm nối với từ

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_gop_phan_tao_hung_thu_hoc.docx
  • pdfSKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tạo hứng thú học tập trong môn Lịch sử và Địa lí.pdf