SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi học tập trên phần mềm PowerPoint nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh
III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1. Giải pháp 1: Thiết kế các trò chơi cho hoạt động kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức bài mới từ phần mềm PowerPoint.
Kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng, vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm kiểm tra kiến thức đã học để kết nối với bài mới. Tuy nhiên, các giờ kiểm tra bài cũ luôn khiến học sinh căng thẳng, lo lắng. Vì thế, tôi đã thiết kế trò chơi cho hoạt động này để tiến trình kiểm tra bài cũ diễn ra hiệu quả mà vẫn thoái mái cho học sinh. Và từ trò chơi ở phần kiểm tra bài cũ tôi đã kết nối để giới thiệu bài mới tạo tình huống có vấn đề, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập cho các em.
* Các bước thiết kế trò chơi:
+ Bước 1: Lựa chọn kiến thức kiểm tra bài cũ có liên quan đến bài mới, tạo tình huống có vấn đề, hệ thống kiến thức nhanh, gọn với hình thức phong phú, sinh động, tất cả các em có cơ hội tham gia vào thực hành tìm kiến thức.
+ Bước 2: Quy trình :
- Tìm ý tưởng (đây là bước quan trọng) giáo viên cần suy nghĩ tìm tên trò chơi, cách chơi, luật chơi nên đưa trò chơi vào thời điểm nào, dự trù các tình huống sẽ diễn ra, nắm vững thao tác, kỹ thuật cho các đối tượng, màu sắc, hiệu ứng, khung cảnh cho trang trình chiếu, câu hỏi, câu trả lời xuất hiện vào những thời điểm phù hợp.
…
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng Công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi học tập trên phần mềm PowerPoint nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này áp dụng vào giảng dạy cho học sinh lớp 4,5 các trường tiểu học. 3. Tác giả: - Họ và tên: Trương Thị Huệ - Sinh ngày: 01- 5- 1974 - Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Bảo. - Điện thoại: 0949 828 387 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Bảo. - Địa chỉ: Khu dân cư Hoà Bình Thị trấn Vĩnh Bảo - Điện thoại: 0313 884 412 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Năm học 2024- 2025, là năm cuối cùng lớp 5 tiếp cận chương trình GDPT 2018. Việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa yêu cầu phải đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học cho phù hợp. Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint vào giảng dạy là một yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm năng cao hứng thú và phát triển năng lực học tập cho học sinh. Như chúng ta đã biết, trò chơi học tập góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học. Khi tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình để tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, rèn luyện củng cố kiến các kiến thức đã học. Trò chơi học tập còn rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhưng thực tế trong giảng dạy, giáo viên còn nặng về truyền đạt, giảng giải kiến thức. Đa số giáo viên chưa đưa các trò chơi học tập vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi vào giờ học cũng chỉ trong những tiết chuyên đề, thi dạy, thanh tra hoặc các tiết có người dự giờ. Sở dĩ có tình trạng trên là do giáo viên chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi trong giờ học. Một số giáo viên thì nghĩ việc tổ chức các trò chơi sẽ mất thời gian. Vì vậy mà giờ học toán còn khô khan, các em không hứng thú học tập. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở làm sao cho những tiết học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Và làm thế nào để có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực học tập cho các em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Qua khảo sát đầu năm học tại lớp chủ nhiệm tôi thấy: Lớp Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích 5A 41 SL % SL % SL % SL % 8 20,5% 11 26% 10 20,5% 12 26% Qua kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh thích học các môn học chưa cao. Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi thấy: Trong giờ học, một số em học tập còn uể oải, nắm kiến thức còn chậm, chưa phát huy được năng lực học tập cá nhân. Từ thực trạng trên, để giúp các em có hứng thú trong học tập và nâng cao chất lượng dạy học. Tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan, trừu tượng thành những "Trò chơi học tập" nhằm mục đích giúp các em "Học mà chơi, chơi mà học". * Ưu điểm của giải pháp: - Các trò chơi đã và đang áp dụng góp phần cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, phát huy được tích cực, chủ động, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập. - Thông qua trò chơi toán học giúp học sinh chiễm lĩnh tri thức mới, củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học, luyện tập kĩ năng, phát triển năng lực cá nhân của học sinh. - Tạo niềm hứng thú, sự say mê học tập, bởi các em có thích học thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp học tập một cách hiệu quả. * Những tồn tại, bất cập: - Thực tế các tiết dạy hiện nay cho thấy phần lớn giáo viên chưa ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các trò chơi học tập trên Powerpoint vào giảng dạy. Vì vậy chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Các tiết học trở nên căng thẳng, khô cứng, kiến thức chưa được thực tế hoá nên học sinh nhớ bài không sâu. - Các trò chơi học tập đưa vào giảng dạy còn ít, đơn điệu, tẻ nhạt, chưa sáng tạo còn dập khuôn một số trò chơi cũ. - Các trò chơi chưa tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, hào hứng. Vì vậy, tiết học chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó khiến cho việc tiếp thu bài của các em đạt hiệu quả không cao. - Một số trò chơi do giáo viên chuẩn bị chưa chu đáo nên tính chất của nó chỉ là vui mà nội dung học tập chưa cung cấp được là bao. Từ những tồn tại, bất cập nêu trên với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tự học tập, nghiên cứu, vận dụng các phần mềm dạy học và đưa ra ý tưởng thiết kế các trò chơi học tập trên Powerpoint để vận dụng vào giảng dạy cho học sinh qua sáng kiến: “ Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh". III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 1. Giải pháp 1: Thiết kế các trò chơi cho hoạt động kiểm tra bài cũ, củng cố kiến thức bài mới từ phần mềm PowerPoint. Kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng, vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm kiểm tra kiến thức đã học để kết nối với bài mới. Tuy nhiên, các giờ kiểm tra bài cũ luôn khiến học sinh căng thẳng, lo lắng. Vì thế, tôi đã thiết kế trò chơi cho hoạt động này để tiến trình kiểm tra bài cũ diễn ra hiệu quả mà vẫn thoái mái cho học sinh. Và từ trò chơi ở phần kiểm tra bài cũ tôi đã kết nối để giới thiệu bài mới tạo tình huống có vấn đề, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập cho các em. * Các bước thiết kế trò chơi: + Bước 1: Lựa chọn kiến thức kiểm tra bài cũ có liên quan đến bài mới, tạo tình huống có vấn đề, hệ thống kiến thức nhanh, gọn với hình thức phong phú, sinh động, tất cả các em có cơ hội tham gia vào thực hành tìm kiến thức. + Bước 2: Quy trình : - Tìm ý tưởng (đây là bước quan trọng) giáo viên cần suy nghĩ tìm tên trò chơi, cách chơi, luật chơi nên đưa trò chơi vào thời điểm nào, dự trù các tình huống sẽ diễn ra, nắm vững thao tác, kỹ thuật cho các đối tượng, màu sắc, hiệu ứng, khung cảnh cho trang trình chiếu, câu hỏi, câu trả lời xuất hiện vào những thời điểm phù hợp. - Nghiên cứu nội dung bài học, chọn nội dung xây dựng trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh. - Tìm hình ảnh và câu hỏi phù hợp. - Thiết kế trên PowerPoint. + Bước 3: Kỹ thuật thực hiện - Tạo các đối tượng. - Tạo hiệu ứng, định dạng và liên kêt cho các đối tượng cụ thể. - Tạo liên kết giữa các đối tượng bằng kĩ thuật Triggers. ( Thủ tục lẩy) VD1: Khi day bài: "Ôn tập tính chu vi, diện tích một số hình học phẳng" ở phần "Khởi động- Kết nối bài mới" tôi đã tổ chức trò chơi "Tìm nhà cho các con vật" a. Mục đích: Kiểm tra các kiến thức có liên quan đến bài mới. Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học. b.Thời gian chơi: 3 - 5 phút. c.Chuẩn bị: Năm ngôi nhà trong mỗi ngôi nhà ghi tên một hình đã học như: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình tròn và 5 con vật mỗi con vật mang trên mình một công thức toán học. d.Cách chơi: Khi có hiệu lệnh chơi học sinh quan sát kĩ để nối công thức mà mỗi con vật mang trên mình với ngôi nhà ghi tên hình tương ứng ra bảng con. VD2: Khi day bài: "Tính từ " ở phần củng cố kiến thức bài học, tôi đã thiết kế trò chơi "Ô chữ bí mật" + Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: " .... gỗ hơn ..... nước sơn" (Tốt) + Câu 2:Tìm từ có nghĩa: Nói tiếng quá nhỏ, không nghe rõ tiếng? (Lí nhí) + Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm:".............. đáy nước in trời Thành xây nước biếc, non xây bóng vàng" (Long lanh) + Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: " Việt nam đất nước ta ơi ......................biển lúa đâu trời đẹp hơn" (Mênh mông) + Câu 5: Tìm từ có nghĩa: Ngay thẳng, không giả dối, tham lam lấy của người khác? (Thật thà) + Câu 6: Tìm tính từ trong câu: Bà em rất hiền từ? (Hiền từ) a. Mục đích: Mở rộng kiến thức đã học, củng cố kiến thức của bài, tạo hứng thú học tập cho học sinh. b. Thời gian chơi: 3 - 5 phút. d. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh chơi học sinh chọn câu hỏi bất kì suy nghĩ trả lời câu hỏi trong thời gian 10 giây và ghi đáp án đúng vào bảng con. Học sinh trả lời đúng thì ô chữ hàng ngang xuất hiện. Khi học sinh trả lời được 3 câu thì học sinh có quyền đoán từ hàng dọc. Học sinh trả lời đúng ô chữ hàng dọc thì là người chiến thắng. 2. Giải pháp 2: Thiết kế trò chơi cho hoạt động luyện tập thực hành từ phần mềm PowerPoint. Luyện tập, thực hành là làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. Đây là hoạt động giúp cho các em biến những kiến thức thành kĩ năng. Vì vậy tôi đã thiết kế trò chơi cho các hoạt động này nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi, thay đổi cách làm bài, tạo sự chủ động và tự tin cho các em. * Các bước xây dựng trò chơi: + Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học, chọn nội dung xây dựng trò chơi phù hợp với thời lượng của bài tập, tạo tư duy sáng tạo và logic cho học sinh. Giúp cho lớp học sôi nổi, học sinh thoải mái, tự tin thực hành làm các bài tập mới theo yêu cầu một cách chủ động, sáng tạo. + Bước 2: Quy trình : - Thiết kế trên PowerPoint. + Bước 3: Kỹ thuật thực hiện: - Tạo các đối tượng. - Xây dựng bài tập hoặc dạng câu hỏi trắc nghiệm gợi mở nhanh phù hợp. - Tạo hiệu ứng và định dạng cho các đối tượng cụ thể. - Tạo liên kết giữa các đối tượng bằng kĩ thuật Triggers. VD: Trò chơi "Ong vàng thông thái" Khi dạy bài "Viết các số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân". Ở hoạt động Luyện tập, Tôi đã thiết kế bài tập số 1 thành trò chơi: " Ong vàng thông thái". Câu 1: 2m 5dm = ... m? C. 2,5 B. 2,05 A. 205 a. Mục đích: Thay đổi hình thức làm bài, tạo hứng thú cho học sinh. b. Thời gian chơi: 3 - 5 phút. d. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh chơi học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi trong thời gian 10 giây và ghi đáp án đúng vào bảng con. Kết thúc trò chơi bạn nào trả lời đúng các câu hỏi thì được danh hiệu "Ong vàng thông thái". 3. Giải pháp 3: Thiết kế trò chơi qua bộ bài công thức toán hình. Tôi tự thiết kế bộ bài công thức toán hình lớp 4,5 trên PowerPoint. Bộ bài này gồm các quân bài, tôi sẽ chia ra thành các nhóm khác nhau, nhóm về hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. In màu các quân bài đã thiết kế trên giấy A4 sau đó cắt thành từng quân bài. Mỗi một hình là một bộ quân bài với các màu sắc khác nhau. a. Mục đích: Sử dụng dưới dạng trò chơi học tập ở các tiết học bổ trợ, hoạt động ngoài giờ lên lớp (tiết 8) hoặc dạy trong các tiết ôn tập về hình học giúp học sinh củng cố, ghi nhớ, khắc sâu các công thức toán đã học. b. Chuẩn bị: Bộ bài công thức hình học lớp 5 gồm các quân bài, tôi sẽ chia ra thành các nhóm khác nhau, nhóm về hình tam giác, nhóm hình tròn..., cũng có thể một nhóm gồm 2-3 hình. Cách chia nhóm này tùy theo ý của mỗi người. c. Cách chơi: 4 bạn cùng chơi, xáo bài phát cho 4 bạn. Oẳn tù tì tìm bạn được đi trước. Ví dụ: Bạn đi trước đánh ra quân bài là câu hỏi tính diện tích hình tam giác, ba bạn còn lại bạn nào có quân bài là công thức đó đỡ bài. Nếu đỡ đúng được quyền ra quân bài tiếp theo, nếu sai phải ôm bài. Trường hợp bạn nào có cặp đôi vừa câu hỏi vừa câu trả lời đánh đôi, các bạn khác không có đỡ nên được đánh tiếp. Ai hết bài trước người đó thắng. - Khi chơi 1 bạn thắng là thôi, rồi chơi ván khác. Mỗi nhóm có thể 6,7 bạn chơi cho nhanh. Thắng được 10 điểm hoặc có thể thưởng đồ dùng học tập hoặc thưởng cho cái kẹo. Hướng dẫn chia bài, nhận bài xếp thành từng hình, nếu có cả đôi đến lượt mình đánh đôi luôn. *Ưu điểm: Với cách chơi trên học sinh rất thích thú, hào hứng tham gia không chỉ trong giờ học mà ngay cả giờ ra chơi học sinh cũng thích chơi với niềm say mê. Qua trò chơi học sinh ôn tập, ghi nhớ và khắc sâu các công thức toán học về các hình: Hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Giúp cho học sinh "Học mà chơi, chơi mà học". III.2. Tính mới, tính sáng tạo: Tôi tự nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng các phần mềm sáng tạo ra những trò chơi mới dễ làm, dễ chơi, dễ thực hiện, không mất thời gian phù hợp với nội dung nhiều bài dạy. Việc tổ chức trò chơi học tập sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, giúp cho tư duy và nhận thức của học sinh phát triển theo chiều hướng lôgíc từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Thông qua các trò chơi học tập giúp học sinh tiếp thu và hiểu bài tốt nhất đồng thời cũng hình thành cho các em về: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động tương tác giữa các cá nhân trong lớp. Kỹ năng trao đổi thông tin, trình bày và tiếp nhận thông tin, tìm kiếm thông tin. Kỹ năng làm việc có trách nhiệm trong môi trường hợp tác. Khả năng phối hợp với người khác để cùng hoàn thành công việc. Giúp các em học sinh thấy vui trong học tập, rèn tính nhanh nhẹn, cởi mở, tiếp thu bài một cách tự giác, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, tăng cường sự giao tiếp trong lớp. Giúp các em có thái độ về ý thức hợp tác trong công việc, tự chịu trách nhiệm trong mỗi trò chơi, tôn trọng thành quả lao động của người khác, cùng người khác hướng tới một mục đích hoạt động chung, niềm vui cũng là niềm vui chung, thất bại cũng là của chung để từ đó biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Việc tổ chức dạy học theo hình thức “Trò chơi học tập” cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi tham gia trò chơi, mỗi học sinh có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thông qua các trò chơi, giúp các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc. Tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Trò chơi học tập không chỉ đem lại sự hào hứng cho học sinh khi tham gia chơi mà nó còn kích thích được trí tưởng tượng, sự tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Qua đó giúp học sinh phát triển được năng lực học tập cá nhân. Đối với học sinh tiểu học, vui chơi vẫn là nhân tố quan trọng trong hoạt động của học sinh. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”. Qua việc tổ chức các trò chơi, chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay mất tập trung trong học tập. Không những thế mà còn giúp học sinh nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh thích học ngày một tăng lên
File đính kèm:
skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_thiet_ke_cac_tro_choi_hoc.docx