SKKN Xây dựng mô hình “lớp học tương tác” vào giảng dạy một số nội dung trong dạy học Tin học nhằm tăng cường năng lực ứng dụng tin học trong thực tiễn cho học sinh
Mô hình lớp học tương tác là mô hình dạy và học kết hợp, trong đó học sinh chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác, khuyến khích học sinh sáng tạo, tạo cơ hội để HS hình thành và phát triển các tư duy bậc cao.
Trong lớp học truyền thống, người học sẽ được nghe giảng bài, và sau đó làm bài tập thực hành tại lớp hoặc tại nhà để xử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức. Nhưng với mô hình “lớp học tương tác” thì GV sẽ cung cấp trước tài liệu học tập (gồm SGK, file bài giảng Powerpoint, Video bài giảng) để học sinh tự nghiên cứu và có thể khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giảng viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học GV đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, thời lượng trên lớp chủ yếu dành cho việc tổ chức các hoạt động giúp người học tương tác, tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức vào xử lí các tình huống cụ thể.
Như vậy, nhờ vào phương tiện lưu trữ bằng công nghệ thông tin, bài giảng có thể tái sử dụng dễ dàng, đặc biệt là người học có thể nghe, xem nhiều lần cho đến khi hiểu bài. Vì vậy, mô hình này tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận thông tin kiến thức. Những học sinh tiếp thu chậm có nhiều cơ hội để tiêu hóa kiến thức thông tin.
Ngoài ra, GV không lo sợ bài giảng ‘bị cháy giáo án’, HS không phải lo lắng về áp lực phải hoàn thành bài tập và các nghiên cứu nhỏ, vì họ có nhiều thời gian để thảo luận và làm bài trên lớp cùng với bạn bè dưới sự hướng dẫn của GV. Thêm nữa, “lớp học tương tác” tạo môi trường dạy học tăng cường tiếp xúc và tương tác giữa thầy và trò, và giữa trò với nhau, là sự kết hợp giữa dạy trực tiếp và học thông qua xây dựng kiến thức, tạo ra cơ hội cá nhân hoá quá trình giáo dục, chứ không phải là một sự thay thế người thầy hoàn toàn bằng băng ghi hình như mô hình học trực tuyến.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng mô hình “lớp học tương tác” vào giảng dạy một số nội dung trong dạy học Tin học nhằm tăng cường năng lực ứng dụng tin học trong thực tiễn cho học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến Xây dựng mô hình “lớp học tương tác” vào giảng dạy một số nội dung trong dạy học tin học nhằm tăng cường năng lực ứng dụng tin học trong thực tiễn cho học sinh tại trường THPT Yên Dũng số 2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 20/02/2021 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không Mô tả các giải pháp cũ thường làm Chương trình Tin học THPT gồm có hai nội dung là lí thuyết và thực hành, cả hai nội dung được kết hợp song song trong quá trình dạy học. Trong thực tế các tiết học Tin học, phương pháp chủ yếu là GV chiếu slide hướng dẫn các thao tác, hoặc minh họa trực tiếp cho HS quan sát, HS tiến hành thực hành bài tập tại chỗ; phần lớn HS không thể hiểu sâu, hiểu rõ về các tính năng, thành thạo các thao tác và biết cách ứng dụng linh hoạt các nội dung được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, học tập. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Thực trạng về việc dạy và học môn Tin học tại trường THPT Yên Dũng số 2: Chương trình Tin học THPT gồm có hai nội dung là lí thuyết và thực hành, cả hai nội dung được kết hợp song song trong quá trình dạy học. Trong thực tế các tiết học Tin học, phương pháp chủ yếu là GV chiếu slide hướng dẫn các thao tác, hoặc minh họa trực tiếp cho HS quan sát, HS tiến hành thực hành bài tập tại chỗ; Nội dung chương trình SGK lạc hậu, ví dụ như Tin 10 và 12 vẫn giới thiệu MS Word 2003, MS Access 2003, Tin 11 là Pascal; Mặc dù nhiều phụ huynh và học sinh đã có sự đầu tư cho việc học tập Tin học nhưng còn một số ít học sinh chưa thật sự thấy được vai trò vô cùng quan trọng của Tin học trong xã hội hiện đại; Cơ sở vật chất của nhà trường đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc học tập môn Tin học nhưng chưa đủ đáp ứng với yêu cầu học trong các tiết thực hành do số lượng lớp nhiều, tiết thực hành chồng chéo dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng và sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Đa số giáo viên ngại tìm hiểu các phương pháp mới; thiếu kiên trì với cái mới vì giáo viên tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo trong khâu thiết kế, soạn bài, sử dụng nhiều phương án, tình huống sư phạm để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, tư duy, sáng tạo,.. Mặt khác, dạy theo phương pháp truyền thống có phần đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Vì thế, dẫn đến sự nhàm chán trong các tiết học, không kích thích được tinh thần và thái độ học tập của học sinh, làm cho học sinh không có hứng thú, mặc dù Tin học là môn học có tính ứng dụng rất to lớn trong xã hội hiện đại ngày nay. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Tin học và năng lực ứng dụng Tin học vào thực tiễn của học sinh trong trường THPT: Tin học là một ngành khoa học có tốc độ phát triển mạnh mẽ và không ngừng thay đổi, cải tiến do nhu cầu khai thác và ứng dụng thông tin của con người ngày càng cao đặc biệt trong thời đại 4.0 Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông, các Giáo viên đã tập trung nghiên cứu và triển khai dạy học theo định hướng nâng cao năng lực cho học sinh. Trong những năm gần đây, đã có sự điều chỉnh nội dung, hình thức dạy và học của môn học này theo hướng tiếp cận năng lực người học, giảm tải các phần nội dung mang tính hàn lâm, khó đối với học sinh (HS) và gắn nội dung học tập với thực tiễn; tuy nhiên, phần lớn HS không thể hiểu sâu, hiểu rõ về các tính năng, thành thạo các thao tác và biết cách ứng dụng linh hoạt các nội dung được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, học tập. Vì thế, trong dạy học tin học, người GV cần hình thành và rèn luyện cho HS các năng lực cơ bản cả về tư duy cũng như trong thực hành. Theo tôi hiểu, trong học tập tin học, HS ở THPT có năng lực ứng dụng tin học vào thực tiễn nếu HS có các biểu hiện sau: Hiểu rõ ứng dụng của tin học (cụ thể là các phần mềm, các kiến thức trong SGK) trong cuộc sống. Đứng trước một vấn đề cụ thể trong cuộc sống, HS biết được phải sử dụng tin học như thế nào để giải quyết bài toán thực tiễn đang đặt ra mà trước hết là sử dụng tin học để hỗ trợ việc học tập các bộ môn khác. Phát hiện được trong cuộc sống những vấn đề có thể xử lý bằng các kiến thức, công cụ tin học mà HS đã được trang bị trong môn tin học. Có khả năng tự tìm hiểu và sử dụng được các ứng dụng tin học (ngoài những kiến thức được trình bày trong SGK) để giải quyết các vấn đề trong học tập và ngoài thực tiễn. Có khả năng sử dụng các ngôn ngữ lập trình để phát triển, mở rộng, tạo mới các công cụ tin học để ứng dụng trong học tập và vào thực tiễn. Khái niệm mô hình “lớp học tương tác” Là mô hình dạy và học kết hợp, trong đó học sinh chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác, khuyến khích học sinh sáng tạo, tạo cơ hội để HS hình thành và phát triển các tư duy bậc cao. Trong lớp học truyền thống, người học sẽ được nghe giảng bài, và sau đó làm bài tập thực hành tại lớp hoặc tại nhà để xử lý thông tin và tiếp nhận kiến thức. Nhưng với mô hình “lớp học tương tác” thì GV sẽ cung cấp trước tài liệu học tập (gồm SGK, file bài giảng Powerpoint, Video bài giảng) để học sinh tự nghiên cứu và có thể khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giảng viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học GV đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, thời lượng trên lớp chủ yếu dành cho việc tổ chức các hoạt động giúp người học tương tác, tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức vào xử lí các tình huống cụ thể. Như vậy, nhờ vào phương tiện lưu trữ bằng công nghệ thông tin, bài giảng có thể tái sử dụng dễ dàng, đặc biệt là người học có thể nghe, xem nhiều lần cho đến khi hiểu bài. Vì vậy, mô hình này tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận thông tin kiến thức. Những học sinh tiếp thu chậm có nhiều cơ hội để tiêu hóa kiến thức thông tin. Ngoài ra, GV không lo sợ bài giảng ‘bị cháy giáo án’, HS không phải lo lắng về áp lực phải hoàn thành bài tập và các nghiên cứu nhỏ, vì họ có nhiều thời gian để thảo luận và làm bài trên lớp cùng với bạn bè dưới sự hướng dẫn của GV. Thêm nữa, “lớp học tương tác” tạo môi trường dạy học tăng cường tiếp xúc và tương tác giữa thầy và trò, và giữa trò với nhau, là sự kết hợp giữa dạy trực tiếp và học thông qua xây dựng kiến thức, tạo ra cơ hội cá nhân hoá quá trình giáo dục, chứ không phải là một sự thay thế người thầy hoàn toàn bằng băng ghi hình như mô hình học trực tuyến. Mô tả mô hình “Lớp học tương tác” Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Môi trường tương tác Trước giờ học Lựa chọn nội dung bài học Thiết kế bài giảng, video, chia sẻ tài liệu học tập cho học sinh Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Xem, nghiên cứu tài liệu ở nhà Hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao Tìm tòi sáng tạo các nội dung học tập Soạn các thắc mắc, các nội dung cần trao đổi, tháo gỡ Máy tính, mạng Internet, các phần mềm hỗ trợ tương tác (Teams, Zalo, Facebook, Gmail,...) Trong giờ học Tổ chức thảo luận, trao đổi các nội dung học tập Chuẩn hóa các kiến thức chính Thảo luận nhóm Trao đổi với các bạn và với GV Lớp học hoặc phòng máy tính Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Môi trường tương tác Kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kĩ năng của HS Sau giờ học Hỗ trợ, trao đổi, giải đáp các thắc mắc của HS Kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kĩ năng của HS Thảo luận nhóm, trao đổi với các bạn và GV Thực hiện các nhiệm vụ học tập Máy tính, mạng Internet, các phần mềm hỗ trợ tương tác (Teams, Zalo, Facebook, Gmail,...) Như vậy, với mô hình này yêu cầu đối với GV: Cần lựa chọn nội dung thích hợp, thiết kế các bài giảng, video, chia sẻ các tài liệu đồng thời giao nhiệm vụ học tập cần thực hiện cho học sinh (tìm hiểu các vấn đề học tập, bài tập phát triển năng lực, sản phẩm học tập,...) Trong tiết học trên lớp GV tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi các nội dung bài học giữa HS với HS sau đó kết luận các vấn đề chính của bài dạy học khi thực hiện giờ giảng theo thời gian thực. GV tiếp tục hỗ trợ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của HS về nội dung đã học trên không gian lớp học qua các kênh như các phần mềm hỗ trợ tương tác (Teams, Zalo, Facebook, Gmail,...) sau khi kết thúc giờ học trực tiếp cũng như thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của HS. Yêu cầu đối với người học: HS bắt buộc phải xem/nghiên cứu bài giảng, tài liệu, video ở nhà và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được GV giao trước khi tiết học được diễn ra. Trao đổi về những khó khăn, vướng mắc của mình khi nghiên cứu bài học tại nhà HS dành thời gian để thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và trao đổi với GV trên lớp để củng cố kiến thức tự học và thực hiện bài tập vận dụng nâng cao HS làm bài tập và thực hiện các nhiệm vụ của GV giao sau mỗi buổi học. Từ những phân tích trên, tôi muốn xây dựng mô hình “lớp học tương tác” trong một số nội dung học tập của chương trình Tin học phổ thông nhằm lấy người học làm trung tâm, trong đó thời gian lên lớp được sử dụng để khám phá sâu hơn các chủ đề và tạo ra cơ hội học tập chủ động, có ý nghĩa, thú vị; rèn luyện cho học sinh kĩ năng ứng dụng các kiến thức Tin học vào thực tiễn một cách sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với con người hiện đại của thời đại 4.0. Đặc biết trong mô hình này, lớp học sẽ trở thành “phòng thí nghiệm” mà vai trò của giáo viên sẽ thay đổi từ việc cung cấp thông tin thành người hướng dẫn, giải đáp và tổ chức các hoạt động, còn học sinh sẽ phải chủ động, tích cực và sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức mới. Mục đích của giải pháp sáng kiến Tạo ra môi trường học tập hoàn toàn mới: Tạo ra hệ thống học tập có tổ chức giúp người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Giúp tăng cường khả năng tự học và tổng hợp tài liệu của HS. Môi trường học tập bình đẳng, tự nguyện giúp nâng cao chất lượng quá trình dạy học. HS được hoạt động nhận thức tích cực, đồng thời cũng tăng cường khả năng hợp tác nhóm nhỏ giữa các HS với nhau. HS có thể nghiên cứu bài học theo năng lực của bản thân, không bị hạn chế về không gian, thời gian, số lần. Việc này tạo điều kiện cho những HS có khả năng tiếp nhận bài học chậm hơn vẫn có thể hoàn thành tốt nội dung bài học. Học sinh có thể tạm dừng hoặc tua lại các bài đọc, viết ra các câu hỏi mà các em cần giải đáp và thảo luận với giáo viên, bạn bè trong lớp. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các kiến thức đã tìm hiểu, các em sẵn sàng tham gia vào các hoạt động nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học trên lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. Tạo cơ hội đổi mới phương pháp và hình thức dạy học: Chuyển từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức sang hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp tác. Trong lớp học này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán Đổi mới phương pháp dạy và học vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của việc áp dụng mô hình “lớp học tương tác” vào dạy học hiện nay. DH theo nhóm nhỏ, tranh luận và trình bày, nêu vấn đề và giải quyết, DH theo kiểu “dự án”... càng ngày sẽ càng chiếm ưu thế trước hình thức thuyết giảng độc thoại một chiều. Do giải quyết được vấn đề hạn chế không gian, thời gian học tập, nên người học và người dạy có thể không cần giáp mặt thường xuyên trong quá trình tổ chức một nội dung DH cụ thể. Chẳng hạn, chuẩn bị cho một giờ học sắp tới, người học có thể tự nghiên cứu tìm hiểu, lên mạng để xem, phân tích, đánh giá bài giảng từ trước với số lần không hạn chế. Tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực, sở trường, đam mê yêu thích môn Tin học thông qua các yêu cầu hoàn thành các bài tập lớn (tạo các thiệp mừng, bìa tạp chí, thực đơn,...; tạo các phần mềm quản lí đơn giản cho gia đình, lớp học hoặc viết code các trò chơi yêu thích) Giúp cho GV phát huy sự sáng tạo, luôn học hỏi để đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả với mô hình Nội dung: Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Tên giải pháp: Xây dựng mô hình “Lớp học tương tác” Nội dung: GV lựa chọn các nội dung dạy học thích hợp với mô hình và có ứng dụng trong thực tiễn Thiết kế bài giảng, video bài giảng, giao nhiệm vụ học tập chi tiết và share các tài liệu học tập cho học sinh Học sinh nghiên cứu tài liệu, thực hiện các nhiệm vụ học tập của GV ở nhà Học sinh thực hành, thảo luận, trao đổi với các bạn và giáo viên trên lớp GV thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh Các bước thực hiện: Bước 1: Nghiên cứu, lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp có thể áp dụng mô hình “lớp học tương tác” và lên kế hoạch dạy học Muốn thực hiện được bước 1, trước tiên GV cần nghiên cứu các nội dung sau: Mối liên hệ giữa kiến thức tin học trong SGK với thực tiễn Ví dụ với nội dung “Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức” (tr.5 SGK Tin học 12), xuất phát từ bài toán quản lí HS trong nhà trường đã xét trong phần 1, GV giúp HS phát hiện được các công việc xử lí bao gồm: Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ. GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học để giúp HS làm rõ mối liên hệ giữa kiến thức tin học trong SGK với thực tiễn bằng cách giao nhiệm vụ học tập tại nhà như sau: chia lớp thành 4 nhóm, cùng tìm hiểu về một bài toán quản lí trong thực tế, chẳng hạn bài toán quản lí bán hàng tại một cửa hàng tạp hóa gia đình, cửa hàng xăng, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng hay tại siêu thị bigC, Coopmart,...; từ đó phát hiện ra các công việc cần thực hiện trong bài toán này và cách tiến hành thực hiện các công việc tương ứng, rồi báo cáo trước lớp. Đặc biệt GV cần nhấn mạnh cho HS về việc thường xuyên cập nhật và làm quen với các phiên bản mới của nội dung học tập (SGK là giao diện của Office 2003, còn hiện tại phiên bản gần đây nhất là Office 2019) Chú ý mạch tri thức giá trị trong nội dung bài giảng Ví dụ khi dạy chương 3 “Soạn thảo văn bản” (SGK Tin học 10), đây là nội dung có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, thậm chí không ít học sinh có thể gõ và trình bày văn bản ở mức đơn giản. Các bài dạy trong chương lần lượt giúp HS biết cách soạn thảo và định dạng văn bản tiếng Việt. Để giúp HS thấy rõ được vai trò của các kiến thức trong chương, GV có thể tổ chức hoạt động dạy học như sau: Giao tài liệu (SGK, file bài giảng hoặc video bài giảng) cho học sinh cùng nội dung một bài tập lớn của chương, và trong tiết học trên lớp có thể chuẩn bị một số văn bản cho các nội dung dạy học tương ứng trong chương để HS thấy được sự tiếp nối kiến thức và sự cần thiết phải học các nội dung trong chương. Chẳng hạn, với “Một số quy ước trong việc gõ văn bản” (tr.95 SGK Tin học 10), GV chuẩn bị văn bản mắc các lỗi vi phạm một số quy ước trong việc gõ văn bản để HS quan sát từ đó thấy được sự cần thiết phải soạn thảo văn bản theo một số quy ước đã nêu. Tiếp theo, với nội dung “Định dạng văn bản” (tr.108 SGK Tin học 10), GV chuẩn bị các văn bản chưa định dạng và các văn bản đã định dạng tương ứng để giúp HS thấy được íc
File đính kèm:
skkn_xay_dung_mo_hinh_lop_hoc_tuong_tac_vao_giang_day_mot_so.docx
SKKN Xây dựng mô hình “lớp học tương tác” vào giảng dạy một số nội dung trong dạy học Tin học nhằm t.pdf