Thuyết minh Giải pháp Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva, Imindmap

Lựa chọn và sử dụng công cụ trên nền tảng số để hỗ trợ và thiết kế các tổ chức đồ họa.

Nội dung: Để có thể lựa chọn được công cụ hỗ trợ trong quá trình dạy kỹ năng viết tiếng Anh cần tìm hiểu lợi ích của các công cụ thiết kế đồ họa trên nền tảng số đối với việc phát triển năng lực viết của học sinh; đồng thời phân tích, so sánh ưu và nhược điểm giữa các công cụ thiết kế để lựa chọn công cụ thiết kế các tổ chức đồ họa phù hợp với kỹ năng viết cho các chủ đề bài học trong Chương trình tiếng Anh 10 mới. Tiến hành sử dụng các công cụ đã lựa chọn và hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa cho các hoạt động viết.

Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:

+ Nghiên cứu, tìm hiểu các công cụ có tính năng thiết kế đồ họa.

+ Lựa chọn và hướngdẫn sử dụng công cụ thiết kế đồ họa phù hợp đối với kỹnăng viết tiếng Anh theo tiêu chí: phù hợp với kỹ năng viết, phổ biến và dễ sử dụng. Tôi đã lựa chọn các công cụ thiết kế đồ họa: MS Word, Canva, Imindmap để thiết kế nội dung rèn kỹ năng viết trong các bài thuộc chương trình Tiếng Anh lớp 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Chi tiết tại phụ lục số 1)

docx 60 trang Phương Chi 12/07/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh Giải pháp Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva, Imindmap", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết minh Giải pháp Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva, Imindmap

Thuyết minh Giải pháp Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva, Imindmap
MỤC LỤC
Tên sáng kiến	2
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử	2
Các thông tin cần bảo mật (nếu có)	2
Thực trạng của giải pháp cũ	2
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến	3
Mục đích của giải pháp sáng kiến	6
Nội dung	6
Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến	6
Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến	22
Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến	22
TÀI LIỆU THAM KHẢO	31
PHỤ LỤC I	32
PHỤ LỤC II	49
PHỤ LỤC III	50
PHỤ LỤC IV	53
PHỤ LỤC V	57
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do- Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva, Imindmap”.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Tháng 9/2022
Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
Thực trạng của giải pháp cũ:
Trong chương trình giáo dục phổ thông, việc dạy môn Tiếng anh phải đảm bảo cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên trong kiểm tra đánh giá học sinh thì kỹ năng nghe, nói, viết gần như chưa được quan tâm đặc biệt là kỹ năng viết. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đề thi 100% trắc nghiệm về cơ bản học sinh không cần phải luyện kỹ năng viết. Với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT hàng năm hay đề kiểm tra giữa kì, cuối kì (cuối học kì I, cuối học kì II) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ra đề thì kỹ năng viết chiếm tỷ lệ rất ít khoảng 2/10 điểm. Điều này dẫn đến trong dạy và học tiếng Anh kỹ năng viết không được quan tâm, giáo viên cũng không chú trọng về rèn kỹ năng viết cho học sinh. Thông thường giáo viên dạy theo hướng truyền thụ một chiều (teacher-centred) với mục đích chủ yếu là cung cấp ngôn ngữ đầu vào (input language) là chính từ đó chỉ định một chủ đề, học sinh viết và giáo viên đánh giá (theo khả năng tốt nhất của mình) và đưa ra phản hồi.
Ngoài ra trong quá trình học tập bất cứ một ngôn ngữ nào, kĩ năng Viết thường là kĩ năng được học sau cùng, sau các kĩ năng Nghe, Nói, Đọc và đây cũng là kĩ năng khó nhất đối với người học. Một số nội dung trong sách giáo khoa chưa thật sự hấp dẫn để lôi cuốn học sinh tham gia. Bên cạnh đó, sự hạn chế về vốn từ vựng và ngữ pháp của học sinh khiến cho giáo viên phải mất nhiều thời gian cho việc giải thích cách sử dụng của các cấu trúc từ vựng ngữ pháp cần thiết theo yêu cầu của các chủ đề bài viết, từ đó gây ảnh hưởng đến quỹ thời gian vốn đề dành cho việc dạy và thực hành kĩ năng Viết. Hơn nữa, ý thức tự giác của học sinh chưa cao, cùng với bản chất giờ học kĩ năng Viết thường là giờ học mang
tính “tĩnh” và có phần buồn tẻ hơn nên học sinh dễ này sinh tâm lí chán nản và không hoàn thành các bài viết được giao. Cùng với đó, khả năng làm việc nhóm của học sinh còn hạn chế khiến cho việc viết bài và chữa bài theo nhóm chưa thật sự phát huy.
Với cách dạy và học như vậy học sinh gần như không có kỹ năng trong quá trình viết các văn bản bằng tiếng Anh, đặc biệt với cách dạy và học như trên không đáp ứng được mục tiêu môn học được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT bắt đầu áp dụng tại các trường THPT từ năm học 2022-20231.
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Thứ nhất: Xuất phát từ chủ trương đổi mới giáo dục để theo kịp với giáo dục các nước tiên tiến.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
1 Năm học 2022-2023 chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện với lớp 10, theo lộ trình năm học 2023-2024 áp dụng lớp 10, lớp 11; đến năm học 2024-2025 mới áp dụng đủ cho cả 3 khối lớp 10, 11 và lớp 12.
Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 đã chỉ rõ Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Thứ hai: Từ việc Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung để sống và làm việc có hiệu quả hơn. Với mục tiêu là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Đồng thời, môn Tiếng Anh bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh thông qua các kỹ năng trong đó có kỹ năng viết. Mà mục đích học kĩ năng Viết đó là ngoài việc phấn đấu học tập để phục vụ học tập, trao đổi và giao tiếp trong nhà trường phổ thông học sinh cũng cần phải học kĩ năng Viết để nâng cao năng lực tiếng Anh một cách toàn diện và phục vụ cho công việc trong tương lai.
“Tiếng Anh 10” Chương trình giáo dục phổ thông mới là bộ sách đầu tiên trong bộ sách giáo khoa tiếng Anh ba cấp độ dành cho cấp trung học phổ thông của Việt Nam. Bộ sách này bám sát chương trình giảng dạy có hệ thống, theo chu kỳ và theo chủ đề đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt ngày 28/01/2022. Mục đích của bộ sách giáo khoa này là phát triển năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc, viết của học sinh để khi học hết bậc trung học phổ thông đạt bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương trình độ B1 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu); Đặc biệt đối với kỹ năng viết trong Chương trình lớp 10 là trang bị cho học sinh kỹ năng viết tiếng Anh giao tiếp cơ bản, phát triển năng lực của học sinh là viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn từ 120-150 từ về
chủ đề quen thuộc. Học sinh có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.
Thứ ba: Xuất phát từ kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh tại trường THPT, tôi thừa nhận sự khó khăn và phức tạp của việc dạy viết tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng các phương pháp truyền thống được áp dụng rộng rãi để dạy kỹ năng này ở các trường THPT là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trình độ viết kém của học sinh. Vì thế tôi luôn tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm mục đích tăng cường tính tích cực hoạt động, tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học môn tiếng Anh; đặc biệt kỹ năng viết là một trong những kỹ năng sản sinh (Production) trong quá trình học ngôn ngữ, là một phương tiện để mở rộng và củng cố kiến thức.
Ban đầu tôi tự nhận thấy học sinh của mình thường nạp kiến thức bằng cách bắt chước (bebaviourism) nhưng qua thời gian, có thể học sinh phải hiểu (cognitivism) thì mới áp dụng được. Việc học có khi cần sự tương tác và nhận thức xã hội (social cognitive), nhưng cũng có khi phải tự mình xây dựng (constructivism) kiến thức mới trên nền tảng có sẵn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên nên tùy vào hoàn cảnh dạy và học mà sự chọn cách tiếp cận (approach), phương pháp (method) hoặc kĩ thuật (technique) phù hợp.
Thứ tư: Đối với học sinh, Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, toàn cầu hoá vừa tạo ra những cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho mỗi quốc gia, cá nhân. Để có thể cạnh tranh và hội nhập trên phạm vi toàn cầu, học sinh cần liên tục phát triển năng lực, cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng của mình. Do đó, cùng với các môn học khác, qua việc luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết môn tiếng Anh cần tạo lập cho học sinh những phương pháp học tập tốt. Giáo viên truyền tải những phương pháp học tập tốt sẽ giúp các em phát triển năng lực giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh. Học sinh cần phải hình thành các phương pháp chiến lược học tập cơ bản từ các hoạt động giáo viên đưa ra để xác định được mục tiêu bài học, cách luyện tập kỹ năng giao tiếp và học kiến thức ngôn ngữ, tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động tương tác tiếng Anh, để biến việc học tiếng Anh thành nhu cầu tự thân, đạt kết quả học tập tốt nhất.
Trước những lý do trên tôi đã tư duy phải làm thế nào để vừa đáp ứng được mục tiêu của Chương trình mới, vừa trang bị được cho học sinh nền tảng
kiến thức, sự tự tin trước sự phát triển như vũ bão của công nghiệp 4.0-thời đại của giao tiếp trên toàn thế giới sử dụng tiếng Anh và CNTT. Vì thế tôi đã mạnh dạn xây dựng và bước đầu thử nghiệm thành công giải pháp: “Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva và Imindmap”.
Mục đích của giải pháp sáng kiến
Mục đích của giải pháp sáng kiến: “Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva và Imindmap” đó là:
Giải pháp giúp HS khắc sâu kiến thức về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, thông tin nền, nha“ m phát triển kỹ năng viết, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, cũng như chất lượng bộ môn tiếng anh nói riêng.
Giải pháp cũng nhằm mục đích nâng cao năng lực số, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại 4.0.
Ngoài ra, từ việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của giải pháp, giải pháp cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên tiếng Anh và học sinh khi giảng dạy và học tập tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần tổng kết kinh nghiệm của bản thân, chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc tìm hiểu và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nội dung
Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Giải pháp: “Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ thông mới bằng việc thiết kế đồ họa trên các công cụ MS Word, Canva và Imindmap” là giải pháp mới áp dụng hiệu quả cho Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với Chương trình tiếng Anh lớp 10, môn học thể hiện rõ nét mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, tròn các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông, qua đó giúp các em đạt bậc 3 khi kết thúc cấp THPT theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đồng thời, môn Tiếng Anh
bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh trong khi chương trình hiện hành còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong học tập và cũng như kỹ năng giao tiếp. Trong giải pháp này tôi muốn nhấn mạnh đến việc thiết kế đồ họa trên các công cụ khác nhau trong việc dạy kỹ viết tiếng Anh để giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng.
Chính vì lẽ đó, tôi khẳng định giải pháp tôi đưa ra rất cần thiết, giúp giáo viên tiếng Anh có tài liệu tham khảo khi xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đáp ứng với sự thay đổi của giáo dục, đồng thời giúp học sinh tự tin sử dụng tiếng Anh để vươn ra thế giới. Những điểm mới trong sáng kiến thể hiện ở những những nội dung sau:
Thứ nhất: Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các tổ chức đồ họa để nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh (biểu đồ, đồ họa thông tin, sơ đồ tư duy,.), lựa chọn và sử dụng công cụ trên nền tảng số để hỗ trợ và thiết kế các tổ chức đồ họa.
Bản chất của các tổ chức đồ họa
Đồ họa là một tập hợp các hình ảnh, khối hình ảnh, trực quan hóa dữ liệu như biểu đồ hình tròn và biểu đồ thanh, và văn bản tối thiểu cung cấp cái nhìn tổng quan dễ hiểu về một chủ đề thể hiện mối quan hệ giữa các sự kiện, thuật ngữ hoặc ý tưởng trong một nhiệm vụ học tập (Hall & Strangman, 2002).
Ở các thiết kế đồ họa thường trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề,  một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng. Những đồ họa sáng tạo, độc đáo nhất về mặt hình ảnh thường hiệu quả nhất vì chúng thu hút sự chú ý của học sinh, bởi đồ họa bắt mắt hơn văn bản, vì chúng thường kết hợp hình ảnh, màu sắc và nội dung thu hút người nhìn một cách tự nhiên. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là hình ảnh, nội dung trong đồ họa không chỉ kích thích và thu hút học sinh mà nó còn giúp học sinh nảy sinh ý tưởng và bắt đầu viết suy nghĩ của mình về chủ đề đấy. Đồ họa có thể giúp học sinh truyền đạt ý tưởng, khái niệm, thông điệp và quy trình thực hiện với nhau dễ dàng hơn, cho phép phổ biến thông tin và chuyển giao kiến thức hiệu quả hơn.
Lựa chọn và sử dụng công cụ trên nền tảng số để hỗ trợ và thiết kế các tổ chức đồ họa.
Nội dung: Để có thể lựa chọn được công cụ hỗ trợ trong quá trình dạy kỹ năng viết tiếng Anh cần tìm hiểu lợi ích của các công cụ thiết kế đồ họa trên nền tảng số đối với việc phát triển năng lực viết của học sinh; đồng thời phân tích, so sánh ưu và nhược điểm giữa các công cụ thiết kế để lựa chọn công cụ thiết kế các tổ chức đồ họa phù hợp với kỹ

File đính kèm:

  • docxthuyet_minh_giai_phap_nang_cao_ky_nang_viet_tieng_anh_cho_ho.docx
  • pdfThuyết minh Giải pháp Nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho học sinh lớp 10 Chương trình giáo dục phổ.pdf