Thuyết minh Giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

Mục đích của giải pháp sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm như sau:

Khắc phục những hạn chế của giải pháp cũ thường làm hướng dẫn các em tìm hiểu các ứng dụng CNTT được sử dụng trong giờ SHL nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các em sẽ được rèn luyện về đạo đức, nhân cách, giá trị sống và kỹ năng sống thông qua các chủ đề SHL, nội dung chủ đề như một thông điệp gửi đến các em. Từ đó các em sẽ tự phấn đấu, tự rèn luyện để trở thành người được phát triển toàn diện.

Từ việc ứng dụng CNTT vào các chủ đề cụ thể giúp cho GV có thể giáo dục HS về đạo đức, giá trị sống và trang bị được một số kĩ năng cần thiết cho các em trong cuộc sống, hướng các em tới những giá trị nhân văn cao đẹp: biết sống yêu thương, biết sống trách nhiệm, có kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin…Đồng thời giúp HS tiếp cậnvới một số ứng dụng CNTT nhanh chóng trong thời đại công nghệ 4.0, qua đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS. Bước đầu có thể hướng nghiệp cho các em tìm hiểu những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực CNTT.

docx 45 trang Phương Chi 07/04/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh Giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thuyết minh Giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm

Thuyết minh Giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến
Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 10/2023
Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Sinh hoạt lớp (SHL) là hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh (HS) và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Thông qua các giờ SHL, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét thẳng thắn, tích cực góp phần xây dựng tập thể lớp đoàn kết, mỗi thành viên được phát triển toàn diện.
Học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục lối sống hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong tập thể lớp.
Đây cũng là dịp để học sinh được tham gia nhiều hoạt động, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện năng lực của mình...
- Tổ chức giờ SHL thường làm:
Ở trường THPT Yên Thế, giờ SHL khối 10 được tổ chức theo phân phối chương trình của môn hoạt động trải nghiệm và là một môn học bắt buộc. Cũng giống như các môn học khác, giờ SHL được tổ chức trên lớp học với thời gian 45 phút. Nhiều giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thường tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo quy trình sau:
Bước 1: Lớp trưởng điều hành diễn biến của giờ SHL.
Bước 2: Các tổ trưởng lần lượt lên nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách và chấm thi đua các thành viên của tổ.
Bước 3: Các lớp phó phụ trách học tập, phụ trách văn-thể, lên nhận xét các hoạt động được phân công phụ trách trong tuần.
Bước 4: Bí thư chi đoàn triển khai công tác Đoàn. Bước 5: Lớp trưởng đánh giá chung.
Bước 6: Giáo viên chủ nhiệm lớp: Đánh giá tình hình học tập, việc chấp hành nội qui, nề nếp, rèn luyện đạo đức, tác phong, việc xây dựng các phong trào thi đua của lớp trong tuần. Biểu dương những học sinh tích cực trong các hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tham gia sinh hoạt các phong trào. Phê bình, nhắc nhở, xử lí những học sinh vi phạm nội quy, nề nếp, quy định của trường, lớp. Sau đó GVCN sẽ triển khai các công việc trọng tâm trong tuần tới 
Tình trạng: Qua thực tiễn công tác và nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy nhiệm vụ giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS trong các nhà trường đã được quan tâm nhiều hơn. Đóng vai trò quan trọng trong đó là đội ngũ GVCN lớp, những người có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của học sinh. Đa số GVCN lớp đã thực hiện sáng tạo, hiệu quả việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số GVCN chưa có những cách thức thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả. Một số tiết sinh hoạt được tổ chức với nội dung, hình thức tổ chức truyền thống chưa linh hoạt, sáng tạo, không thu hút lôi cuốn học sinh, chưa đạt kết quả giáo dục như mong muốn.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của CNTT trong đời sống ảnh hưởng nhiều tới người dân nói chung và học sinh nói riêng. Đối với học sinh, luôn có tâm lý thích khám phá và tìm hiểu cái mới, thì các hình thức tổ chức giờ SHL như trên nếu lặp lại nhiều lần sẽ không còn hấp dẫn, lôi cuốn các em dẫn tới hiệu quả giáo dục hạn chế.
Nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ:
Giờ SHL thường bị thu gọn lại không hết 45 phút và diễn ra đơn điệu, cứng nhắc, học sinh thường chỉ nghe GVCN cũng như ban cán sự lớp nhận xét, thường là phê bình, nêu những khuyết điểm của học sinh nên những em mắc lỗi trong tuần rất sợ tiết SHL.
Chưa tạo được cho học sinh có cơ hội giao tiếp thuận lợi trong không khí hào hứng của lớp học. Trong giờ học, học sinh ít được phát biểu ý kiến và không có nhu cầu muốn hoạt động và không muốn được bộc lộ năng lực vốn có của mình. Đồng thời cũng khó phát hiện các em đã có kỹ năng gì và chưa có kỹ năng gì? Chính vì vậy mà tiết SHL không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em. Học sinh tham gia tiết học một cách thụ động, chỉ ngồi nghe là chủ yếu, không khơi gợi được tính chủ động, sáng tạo, không hứng thú với giờ học, ngay cả đối với những học sinh được tuyên dương.
GVCN chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc hướng dẫn để học sinh tự tổ chức thực hiện. Phần lớn thời gian là giáo viên (GV) nhận xét, phê bình, nhắc nhở, xử lí học sinh vi phạm, thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi khiến giờ học diễn ra căng thẳng.
Giờ SHL chưa thực sự nâng cao được hiệu quả giáo dục và phát huy hết mục tiêu của giờ học. Những học sinh hay bị phê bình sẽ có thái độ không hài lòng, phản ứng không tích cực hoặc tự ty, thiếu ý chí phấn đấu. Một bộ phận nhỏ học sinh thiếu hợp tác với cán sự lớp và GVCN cũng như giáo viên bộ môn. Như vậy việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống lại càng khó khăn, không đạt hiệu quả như mong muốn.
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, đang đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người. Đó là yêu cầu về sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và nhân cách của con người Việt Nam nói chung, đặc biệt là lứa tuổi HS THPT nói riêng. Hiện nay đa số HS đã được định hướng đúng đắn về động cơ học tập, được giáo dục rèn luyện các phẩm chất, năng lực, kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập ấy cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến lứa tuổi HS, khiến cho một bộ phận HS còn vi phạm về kỉ luật, pháp luật, mờ nhạt về lí tưởng, ước mơ và thiếu các kĩ năng sống... Chính vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng kĩ năng sống cho HS trong nhà trường là hết sức cần thiết.
Về phía giáo viên: Chưa có phương pháp tổ chức giờ SHL hay và lôi cuốn HS, giờ SHL còn nặng về hình thức kiểm điểm HS vi phạm và xử lí HS vi phạm nội quy. GVCN chưa đưa ra được hình thức khen ngợi HS, khích lệ tinh thần kịp thời cho HS. GVCN chưa biết phát huy năng lực, phẩm chất của người học nên hiệu quả giáo dục chưa thực sự cao.
Về phía học sinh: Trong năm học 2023 – 2024, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 10A1. Lớp 10A1 tôi chủ nhiệm với sĩ số 40 trong đó HS nam: 25, nữ: 15, dân tộc: 30 (trong đó: Nùng: 22, Tày: 4, Cao Lan: 3, Dao: 1, Kinh: 10). Đa số các em đều ở các xã như: Đồng Hưu, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Xuân Lương, Tiến Thắng, Hồng Kì, Đồng Vương, An Thượng, Tân Trung ( Tân Yên), Đồng Tiến, Đồng Lạc.
HS trong lớp 10A1 là đối tượng đại trà, đa số là dân tộc chiếm 75%, gia đình chủ yếu ở các xã, đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhưng các em luôn có ý thức đi học đúng giờ và đầy đủ. Thực hiện nề nếp nghiêm túc, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập,...
Phụ huynh học sinh (PHHS) trong lớp phần lớn làm nông nghiệp và một số đi làm tại các công ty. Trong số đó có nhiều phụ huynh quan tâm đến việc học tập cũng như rèn luyện đạo đức, lối sống, kĩ năng cần thiết của các con.
Tuy nhiên, nhiều học sinh trong lớp chủ nhiệm có hoàn cảnh đặc biệt, các em chưa thực sự hòa đồng cùng các bạn, chưa tự tin trước mọi người, mặc cảm về hoàn cảnh, còn hạn chế về mặt quan tâm - chia sẻ. Một số gia đình, do hoàn cảnh riêng nên phụ huynh học sinh ít có điều kiện và thời gian quan tâm tới các con, chưa chú trọng tới việc rèn luyện, học tập của các con, còn giao phó cho nhà trường, GVCN lớp.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của CNTT trong đời sống ảnh hưởng nhiều tới người dân nói chung và học sinh nói riêng. Đối với học sinh, luôn có tâm lý thích khám phá và tìm hiểu cái mới, thì các hình thức tổ chức giờ SHL như trên nếu lặp lại nhiều lần sẽ không còn hấp dẫn, lôi cuốn các em dẫn tới hiệu quả giáo dục hạn chế. Bản thân tôi nhận thấy cần phải tăng cường các hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt phong phú hơn và hiện đại hơn nữa để nâng cao hiệu quả giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
Do đó, tuần đầu tháng 9, tôi thực hiện SHL theo cách truyền thống thì kết quả thấy rằng giờ SHL HS thể hiện sự chán nản. Do vậy đến cuối tháng 9/2023, tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của các em đối với giờ SHL ở lớp 10A1 như sau:
Phiếu khảo sát mức độ hứng thú với giờ Sinh hoạt lớp của lớp 10A1
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI GIỜ SINH HOẠT LỚP
Em có hay phát biểu trong giờ Sinh hoạt lớp không?
Phát biểu nhiều.
Có phát biểu nhưng không nhiều.
Không phát biểu
Em có hứng thú khi đến giờ Sinh hoạt lớp không?
Hứng thú với giờ học.
Không hứng thú với giờ học.
Theo kết quả khảo sát (ngày 25/9/2023) học sinh 10A1 mà tôi trực tiếp làm công tác chủ nhiệm về việc em có hay phát biểu và có hứng thú với giờ học SHL hay không, kết quả thu được như sau:
Số học sinh khảo sát
Mức độ phát biểu
Mức độ
hứng thú
Phát biểu
nhiều
Có phát biểu nhưng không nhiều
Không phát biểu
Hứng thú
Không hứng thú

0
6
34
5
35
40

(15%)
(85%)
(12,5%)
(87,5%)
Khảo sát thực tế trước khi áp dụng biện pháp thông qua phiếu hỏi: Tuần một của tháng 9, GV thực hiện điều tra qua phiếu về khả năng sử dụng CNTT với 40 học sinh của HS lớp 10A1, kết hợp phỏng vấn một số kỹ năng cần thiết: Giao tiếp, chia sẻ, tìm kiếm và xử lí thông tin; nhận thức về một số giá trị trong cuộc sống: Yêu thương, trách nhiệm.
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT “CÙNG NHAU CHIA SẺ”
(Trước khi thực hiện giải pháp - tháng 9/2023)
Khả năng sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ hứng thú của em về giờ SHL
HỌ TÊN: Lớp:
Các ứng dụng
Khả năng sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin
Chưa sử dụng được
Sử dụng được nhưng chưa thành thạo
Sử dụng thành thạo
Zalo
0 (100%)
0 (100%)
40 (100%)
Facebook
0 (100%)
0 (100%)
40 (100%)
Padlet
40 (100%)
4 (10%)
0
Canva
40 (100%)
5 (12,5%)
0
Quizizz
40 (100%)
8 (20%)
0
Qua khảo sát tôi nhận thấy, phần lớn các em trong lớp chưa có hứng thú với giờ SHL và ngại phát biểu, ngại chia sẻ, ngại nói lên suy nghĩ của mình trong giờ học. Đồng thời khả năng ứng dụng CNTT của các em còn nhiều hạn chế.
Đồng thời, tôi cũng tìm hiểu một số nguyên nhân HS chưa hứng thú với giờ SHL như
sau:
Nội dung giờ SHL khô cứng, đơn điệu, nhàm chán, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn
với nhu cầu của học sinh.
Một số học sinh chưa tích cực thì càng lo lắng và không thích giờ sinh hoạt bởi các em có thể bị phê bình trước lớp, bị phạt trực nhật, viết bản kiểm điểm, nặng hơn có thể sẽ phải mời phụ huynh đến gặp GVCN.
Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em.
Vậy làm thế nào để gây được hứng thú cho HS, không làm cho giờ SHL bị căng thẳng hoặc nhàm chán, lôi cuốn HS vào những hoạt động tích cực trong giờ học? Đây là một câu hỏi gợi nhiều trăn trở đối với các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm.
Là một giáo viên tham gia giảng dạy tại trường trung học, ngoài công tác chuyên môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với tôi trong suốt những năm qua. Tôi nhận thấy việc thay đổi nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ SHL cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh là đòi hỏi tất yếu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo..., thì tiết học SHL lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào nên GVCN cũng gặp nhiều khó khăn. Bản thân các em học sinh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú.
Từ những hạn chế và nguyên nhân trên, tôi muốn thay đổi cách thức tổ chức giờ SHL hiệu quả, tạo hứng thú cho HS và đặc biệt thông qua các ứng dụng như Canva, Padlet,
Quizizz, trong giờ SHL theo chủ đề sẽ giúp các em phát triển các kỹ năng của bản thân. Vì vậy tôi thực hiện biện pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm”. Biện pháp này góp phần rèn thêm được những kĩ năng cơ bản, giúp phát huy được năng lực phẩm chất của học sinh đáp ứng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Mục đích của giải pháp sáng kiến
Mục đích của giải pháp sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm như sau:
Khắc phục những hạn chế của giải pháp cũ thường làm hướng dẫn các em tìm hiểu các ứng dụng CNTT được sử dụng trong giờ SHL nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các em sẽ được rèn luyện về đạo đức, nhân cách, giá trị sống và kỹ năng sống thông qua các chủ đề SHL, nội dung chủ đề như một thông điệp gửi đến các em. Từ đó các em sẽ tự phấn đấu, tự rèn luyện để trở thành người được phát triển toàn diện.
Từ việc ứng dụng CNTT vào các chủ đề cụ thể giúp cho GV có thể giáo dục HS về đạo đức, giá trị sống và trang bị được một số kĩ năng cần thiết cho các em trong cuộc sống, hướng các em tới những giá trị nhân văn cao đẹp: biết sống yêu thương, biết sống trách nhiệm, có kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tinĐồng thời giúp HS tiếp cận với một số ứng dụng CNTT nhanh chóng trong thời đại công nghệ 4.0, qua đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS. Bước đầu có thể hướng nghiệp cho các em tìm hiểu những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực CNTT.
* Kết luận: Việc tổ chức giờ SHL phụ thuộc vào mục tiêu và chủ đề từng giờ SHL, kết hợp với các biện pháp trong quá trình tổ chức giờ SHL cho học sinh để hình thành cho các em những kiến thức cơ bản cần thiết, rèn luyện các kĩ năng cần thiết, hình thành thái độ hành vi đúng đắn, khơi dạy ở các em sự hứng thú với giờ SHL, luôn cảm thấy có nhu cầu tự học, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
Nội dung
Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và sử dụng một số ứng dụng CNTT.
Về phương pháp thực hiện nội dung
Ngay từ đầu năm học GV đã xây dựng kế hoạch các chủ đề sinh hoạt theo từng tháng. Trong các giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề GV sử dụng một số ứng dụng CNTT. Từ việc ứng dụng CNTT vào các chủ đề cụ thể giúp cho GV có thể giáo dục HS về đạo đức, kĩ năng sống và trang bị được một số kĩ năng cần thiết cho các em trong cuộc sống, hướng các em tới những giá trị nhân văn cao đẹp: biết sống yêu thương, biết sống trách nhiệm, có kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin,Đồng thời giúp HS tiếp cận với một số ứng dụng CNTT nhanh chóng trong thời đại công nghệ 4.0, qua đó phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS. Bước đầu có thể hướng nghiệp cho các em tìm hiểu những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực CNTT
như một số ứng dụng: Canva, Padlet, Quizizz, Sway, website Powtoon, Capcut, Mentimeter
Thông qua phiếu hỏi về khả năng sử dụng CNTT, kết hợp phỏng vấn một số kỹ năng cần thiết

File đính kèm:

  • docxthuyet_minh_giai_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_to.docx
  • pdfThuyết minh Giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm.pdf